Đáp án cuộc thi tìm hiểu 550 năm thành lập huyện Nghi Lộc
Cuộc thi tìm hiểu về lịch sử hình thành và phát triển huyện Nghi Lộc là hoạt động thiết thực hướng tới kỷ niệm 550 năm thành lập huyện (1469 -2019) và 125 năm Danh xưng Nghi Lộc (1894 -2019). Dưới đây là đáp án chi tiết của cuộc thi dành cho các bạn cùng tham khảo.
TÌM HIỂU LỊCH SỬ
KỶ NIỆM 550 NĂM THÀNH LẬP HUYỆN (1469 – 2021)
VÀ 125 NĂM DANH XƯNG NGHI LỘC (1894 – 2021)
Câu 1: Cơ sở lịch sử của việc xác định 550 năm thành lập huyện (1469 – 2021) và 125 năm danh xưng Nghi Lộc (1894 – 2021).
1. Mốc 550 năm ra đời đơn vị hành chính huyện Nghi Lộc:
Bạn đang xem: Đáp án cuộc thi tìm hiểu 550 năm thành lập huyện (1469-2019 ) và 125 năm danh xưng Nghi Lộc (1894-2019)
Cũng như nhiều vùng đất khác của Việt Nam, cho đến nay, địa giới hành chính, tên gọi của huyện Nghi Lộc đã nhiều lần thay đổi qua các thời kì lịch sử.
Khi Bình Định vương Lê Lợi tiến quân ra Đông Đô, đã chia đất nước ta làm 4 đạo. Khi đánh đuổi quân Minh xâm lược ra khỏi bờ cõi, tháng 3 năm Mậu Thân (1428), vua Lê Thái Tổ chia cả nước thành 5 đạo (Nam đạo, Bắc đạo, Đông đạo, Tây đạo và Hải Tây đạo) và cho các phủ, huyện, lộ, trấn thuộc vào các đạo ấy. Khi đó, phủ Nghệ An cùng với Thanh Hóa, Tân Bình và Thuận Hóa thuộc Hải Tây đạo.
Tháng 6 năm Bính Tuất, niên hiệu Quang Thuận thứ 7 (1466), vua Lê Thánh Tông định bản đồ cả nước thành 12 đạo thừa tuyên: Thanh Hóa, Nghệ An, Thuận Hóa, Thiên Trường, Nam Sách, Quốc Oai, Bắc Giang, An Bang, Hưng Hóa, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn và phủ Trung Đô. Đến tháng 3 năm Kỷ Sửu, niên hiệu Quang Thuận thứ 10 (1469), vua Lê Thánh Tông tiếp tục định số phủ, huyện, châu cho 12 đạo thừa tuyên. Thừa tuyên Nghệ An có 9 phủ, 27 huyện, 3 châu. Huyện Chân Phúc thuộc phủ Đức Quang, Thừa tuyên Nghệ An (tức huyện Nghi Lộc ngày nay).
Trong Bản đồ Hồng Đức (được vẽ năm 1490) cũng ghi rõ huyện Chân Phúc thuộc phủ Đức Quang, Thừa tuyên Nghệ An. Huyện Chân Phúc có 37 xã, 8 thôn, 1 sở.
Trải qua các thời kỳ nhà Mạc (1527 – 1597), Lê Trung hưng (1533 – 1788), danh xưng huyện Chân Phúc vẫn được giữ nguyên. Trong các tư liệu về khoa bảng khi chép về Nguyễn Khuê (1738 – ?) – người đỗ Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ) khoa Đinh Mùi, niên hiệu Chiêu Thống thứ nhất (1787), đời vua Lê Mẫn Đế – là người xã Đặng Xã, huyện Chân Phúc.
Dưới thời Lê Trung hưng, có một sự kiện liên quan đến địa danh huyện Chân Phúc, đó là vào tháng 9 năm Đinh Hợi (1767), khi chúa Trịnh Sâm cho hợp lại hoặc bỏ bớt một số phủ, huyện: “Trịnh Sâm lấy cớ rằng, nhân dân trong nước điêu tàn hao hụt, nếu đặt nhiều quan chức chỉ phiền nhiễu cho dân, nghĩ thay đổi tệ tập ấy, bèn bàn định thi hành việc hợp lại hoặc bỏ bớt gồm 4 phủ, 29 châu huyện. Những phủ và châu huyện này đều cho phủ huyện tiếp cận tùy tiện kiêm lý”. Theo đó, Nghệ An có 1 phủ và 1 huyện: Phủ Anh Đô (nay đổi Anh Sơn) kiêm lý phủ Diễn Châu; huyện Nghi Xuân kiêm lý huyện Chân Phúc (nay đổi Chân Lộc). Điều đó, có nghĩa là huyện Chân Lộc sẽ do huyện Nghi Xuân kiêm lý và đều trực thuộc phủ Đức Quang, trấn Nghệ An.
Dưới thời Tây Sơn (1789 – 1802), vì vua Quang Trung cho xây dựng Phượng Hoàng Trung Đô ở xã Dũng Quyết, huyện Chân Lộc, nên trấn Nghệ An được đổi thành Trung Đô. Cũng có một thời gian, Nghệ An được gọi là trấn Nghĩa An, vì trong sách Tây Sơn bang giao lục có nhắc tới danh xưng này.
Điều đó có nghĩa là, huyện Chân Phúc có một vị trí địa – chính trị rất quan trọng – nơi đặt Phượng Hoàng Trung Đô của nhà Tây Sơn. Huyện Chân Phúc được đổi tên thành huyện Chân Lộc
Việc nhà Tây Sơn đổi tên huyện Chân Phúc thành Chân Lộc cũng được các bộ địa lý học khẳng định. Sách Khâm định Việt sử thông giám cương mục chua rằng: “Chân Lộc (Chân Phúc cũ) là tên đặt từ đời Tây Sơn (1778 – 1801)”. Như vậy, cả chính sử lẫn các tài liệu địa chí đều không cho biết thời gian cụ thể của việc đổi tên đó.
Theo sách Tên làng xã Việt Nam đầu thế kỷ XIX, vào đầu thế kỷ XIX, huyện Chân Lộc là 1 trong 6 huyện của phủ Đức Quang, trấn Nghệ An. Trong đó, huyện Chân Lộc có 4 tổng, 66 xã, thôn, phường, sở, trang, vạn
Tháng 12 năm Nhâm Ngọ (1822), cho đổi “phủ Đức Quang ở Nghệ An làm phủ Đức Thọ, phủ Anh Đô làm phủ Anh Sơn” và đến tháng 12 năm Bính Tuất (1826), huyện Chân Lộc và Thanh Chương được lệ vào phủ Anh Sơn vì “trước phủ Đức Thọ thống hạt 6 huyện (La Sơn, Hương Sơn, Thiên Lộc, Nghi Xuân, Thanh Chương, Chân Lộc) mà Anh Sơn chỉ có 2 huyện (Nam Đường, Hưng Nguyên), nhiều ít không đều nhau. Vua sai trấn thần hiệp đồng với quan kinh phái là Đỗ Phúc Thịnh xem kỹ địa thế mà chia lại, lại chọn chỗ nào đường sá đi lại vừa đều thì dời xây phủ lỵ hai phủ”.
Năm Tân Mão (1831), vua Minh Mệnh tiến hành cải cách hành chính, tỉnh Nghệ An vẫn thống trị 9 phủ (Anh Sơn, Diễn Châu, Tương Dương, Quỳ Châu, Lạc Biên, Trấn Ninh, Trấn Tĩnh, Trấn Định, Trấn Biên) và 29 huyện là Nam Đường, Hưng Nguyên, Thanh Chương, Chân Lộc, Đông Thành, Quỳnh Lưu, Kỳ Sơn, Vĩnh Hoà, Trung Sơn, Thuý Vân, Liên Huyện, Khâm Huyện, Tương Dương, Hội Nguyên, Quảng Huyện, Xôi Huyện, Mộc Huyện, Xa Hổ, Sầm Tộ, Khang Huyện, Cát Huyện, Cam Linh, Thâm Nguyên, Yến Sơn, Mộng Sơn, Man Soạn, Mang Lạn, Cam Môn, Cam Cát. Và, đến năm Mậu Tuất (1838), huyện Chân Lộc trở thành thủ phủ của phủ Anh Sơn.
Dưới đời vua Đồng Khánh (1885 – 1888), Chân Lộc là huyện thống hạt thuộc phủ Anh Sơn của tỉnh Nghệ An, với 4 tổng, 81 xã, thôn, phường
Sách Đồng Khánh địa dư chí cũng cung cấp nhiều thông tin quan trọng về huyện Chân Lộc thời kỳ này: “Huyện lỵ đặt ở địa phận 2 xã Kim Nguyên, Cẩm Trường, xung quanh là ruộng mạ, mỗi chiều dài 30 trượng, chu vi 120 trượng. Có một cửa ở mặt tiền. Huyện hạt phía đông giáp biển, phía tây giáp huyện Hưng Nguyên, phía nam giáp giang phận huyện Nghi Xuân, phía bắc giáp huyện Hưng Nguyên. Đông tây cách nhau 25 dặm. Nam bắc cách nhau 42 dặm. Nhân số các hạng: 7.158 người (trong đó binh đinh: 666 người). Ruộng đất công tư và ruộng muối các hạng hiện nộp thuế: 12.330 mẫu 9 sào 7 thước 6 tấc 3 phân 1 ly. Trong đó: Ruộng và ruộng muối các hạng: 8.868 mẫu 5 sào 8 thước 7 tấc 5 phân 6 ly. Đất: 3.462 mẫu 3 sào 13 thước 8 tấc 7 phân 5 ly.
Xem chi tiết và tải về Đáp án cuộc thi tìm hiểu 550 năm thành lập huyện (1469-2019 ) và 125 năm danh xưng Nghi Lộc (1894-2019) tại đây.
Đăng bởi: THPT Sóc Trăng
Chuyên mục: Giáo dục