Home Blog Dàn ý phân tích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)

Dàn ý phân tích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)

0
Dàn ý phân tích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)

    Dàn ý phân tích Lẽ ghét thương – Tham khảo nội dung dàn ý chi tiết cho đề văn phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Dàn ý chi tiết đề văn phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương

I. Mở bài

– Vài nét về tác giả Nguyễn Đình Chiểu và truyện Lục Vân Tiên: Một tác giả tiêu biểu của Nam Bộ với quan niệm nghệ thuật: “Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm – Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”. Truyện Lục Vân Tiên là truyện thơ Nôm tiêu biểu.

Bạn đang xem: Dàn ý phân tích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên)

– Giới thiệu đoạn trích Lẽ ghét thương: Đoạn thơ được trích từ câu 473 đến câu 504 kể lại cuộc đối thoại giữa ông Quán và bốn chàng nho sinh về lẽ ghét thương.

II. Thân bài

1. Ông Quán bàn về lẽ ghét

– Ông Quán xuất hiện đầu đoạn trích cho cảm nhận: thông kinh sử, bộc trực, thẳng thắn, yêu ghét phân minh rõ ràng ⇒ Là biểu trưng cho tính cách Nam Bộ và tư tưởng nhà văn.

– Đúc kết “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương”: cội nguồn sự ghét là lòng thương ⇒ Hai tình cảm đối lập nhưng thực chất là sự thống nhất.

⇒ Đây là tuyên ngôn về lẽ yêu ghét của ông Quán

– Những điều ông Quán ghét: việc tầm phào, ghét Kiệt, Trụ mê dâm, đời U, Lệ đa đoan, ghét đời Ngũ Bá phân vân, đời thúc quý phân băng…

⇒ Thực chất: ghét vua chúa đắm say tửu sắc, tàn bạo bất nhân, ăn chơi hưởng lạc, không chăm lo đến đời sống của dân, để triều đại suy tàn.

    + “Ghét đời”: ghét cả một đời, một triều đại, một chính quyền, một xã hội

    + Điệp từ “ghét”: tăng sức mạnh cảm xúc

    + Điệp từ dân: Cơ sở lẽ ghét chính là yêu dâm, lo cho dân

⇒ Tác giả đã đứng về phía nhân dân, xuất phát từ quyền lợi của nhân dân để ghét. Cội nguồn của lẽ ghét chính là lẽ thương

2. Ông Quán bàn về lẽ thương

– Khi bàn về lẽ ghét, ông Quán thường ghét cả một “đời”, khi bàn về lẽ thương, ông hướng vào những người cụ thể:

    + Thương là thương đức thánh nhân.

    + Thương thầy Nhan tử dở dang.

    + Thương ông Gia Cát tài lành.

    + Thương thầy Đổng tử cao xa.

    + Thương người Nguyên Lượng ngùi.

    + Thương ông Hàn Dũ chẳng may.

    + Thương thầy Liêm, Lạc đã ra.

– Điệp từ “thương”: nhấn mạnh tình cảm đối với những người vì dân vì nước, cả đời bôn ba xuôi ngược, vất vả nhưng sự nghiệp không thành.

– Mối quan hệ khăng khít giữa hai lẽ ghét thương “Nửa phần lại ghét nửa phần lại thương”: Càng yêu thương nhân dân, tiếc thương những người tài đức lại càng căm ghét những kẻ hại dân hại đời.

⇒ Tình cảm bộc trực, chân thành mộc mạc

⇒ Tình cảm, lẽ yêu ghét của người dân Nam Bộ nói chung

3. Nét đặc sắc trong nghệ thuật.

– Điệp từ được sử dụng với tần suất lớn

– Đối từ: ghét >

– Giàu chất tự thuật

– Đặc biệt sử dụng nhiều điển tích, điển cố ⇒ nói được nhiều hơn trong sự giới hạn của ngôn từ thơ

III. Kết bài

– Tổng kết lại những nét tiêu biểu về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích

–  Bài học bản thân về lẽ ghét thương rút ra từ đoạn trích

Tham khảo thêm bài văn mẫu:

  • Phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương
  • Hướng dẫn trả lời câu hỏi soạn bài Lẽ ghét thương – Nguyễn Đình Chiểu

Bài văn mẫu phân tích Lẽ ghét thương của Nguyễn Đình Chiểu

    Nguyễn Đình Chiểu nhà thơ lớn, ngôi sao sáng của văn học dân tộc. Các tác phẩm của ông được người dân Nam Bộ đặc biệt yêu mến và đón nhận bởi lẽ đó chính là tâm hồn, là cốt cách trong con người họ. Tác phẩm lớn nhất trong sự nghiệp Nguyễn Đình Chiểu chính là Lục Vân Tiên với những quan điểm, tư tưởng về con người, xã hội. Đặc biệt trong đoạn trích “Lẽ ghét thương” thông qua nhân vật ông Quán, Nguyễn Đình chiểu đã thể hiện quan điểm lẽ ghét, lẽ thương đáng ngưỡng mộ.

    Đoạn trích Lẽ ghét thương được trích từ câu 473 đến câu 504, kể về cuộc nói chuyện giữa ông Quán và các nho sĩ trẻ tuổi. Trong quán trọ, bốn nhân vật Lục Vân Tiên, Tử Trực, Trịnh Hâm và Bùi Kiệm gặp nhau. Tại đây Trịnh Hâm đề nghị mọi người làm thơ để phân chia thứ bậc. Trong cuộc đua tranh đó Vân Tiên tỏ ra vượt trội hơn cả, khiến cho Trịnh Hâm vô cùng tức giận và đổ cho Vân Tiên chơi gian. Trong bối cảnh đó ông Quán đã ra nói chuyện và bàn về lẽ ghét thương ở đời.

    Mở lời ông Quán tự giới thiệu về chính mình:

Quán rằng: Kinh sử đã từng

Coi rồi lại khiến lòng hằng xót xa.

Hỏi thời ta phải nói ra,

Vì chưng hay ghét cũng là hay thương

    Ông Quán vốn cũng là một kẻ sĩ tử, khi xưa dùi mài kinh sử với mơ ước công danh và giúp ích cho đời. Nhưng có lẽ vì những biến cố trong cuộc đời, xã hội mà ông đã lui về ở ẩn. Nhưng cái hồn cốt của một kẻ sĩ thì mãi mãi không bao giờ mất đi. Ông Quán chính là hình ảnh tiêu biểu cho những nhà Nho tài giỏi như lui về ở ẩn, sống cuộc đời an nhàn, ung dung, tự tại, hòa mình với thiên nhiên. Có thể coi ông Quán là người phát ngôn cho những tư tưởng của tác giả.

    Qua câu nói: “Vì chưng hay ghét cũng là hay thương” đã cho thấy mối quan hệ gắn bó khăng khít giữa hai thứ tình cảm đối lập này: ghét – thương. Hai trạng thái cảm xúc tuy đối lập nhưng luôn tồn tại song song với nhau, người ta ghét những điều tầm thường, giả dối cho nên mới thương những điều nhân ái, tốt đẹp. Bởi vậy chúng luôn tồn tại và không tách rời nhau.

    Trước những lời nói đó, Vân Tiên tỏ ra hết sức khiêm nhường, mong muốn nghe được lời truyền đạt, chỉ dạy của bậc tiền bối: “Tiên rằng: Trong đục chưa tường/ Chẳng hay thương ghét, ghét thương thế nào?”. Có lẽ một người tài giỏi, thông minh như Vân Tiên đã tỏ tường lẽ ghét thương ở đời. Nhưng vốn là một nho sinh khiêm tốn, Vân Tiên đã rất khiêm mình để được nghe những lời bày tỏ, chỉ bảo từ ông Quán.

    Những câu thơ tiếp theo tác giả thể hiện những điều mình ghét: “Quán rằng: ghét việc tầm phào/ Ghét cay, ghét đắng ghét vào tận tâm./ Ghét đời Kiệt, Trụ mê dâm/ Để dân đến nỗi sa hầm sẩy hang… Sớm đầu tối đánh lằng nhằng rối dân”. Cái mà ông Quán ghét chính là chế độ thối nát, vua chúa bạo tàn, chiến tranh xảy ra liên miên khiến cho đời sống người dân vô cùng cực khổ. Có thể thấy mỗi cái ông ghét luôn đi kèm với hệ quả của những triều đại đó, ví như ghét đời Kiệt Trụ, vì mê dâm nên khiến nhân dân “sa hầm sẩy hang”. Những lí lẽ, dẫn chứng hết sức cụ thể và ngắn gọn như một bản tổng kết lịch sử súc tích về các triều đại thối nát của Trung Quốc. Cái ông ghét rất rõ ràng, mạch lạc, đó là những điều khiến nhân dân khổ cực, nhũng nhiễu làm hại đến người dân đều khiến ông ghét. Điều khiến ông ghét gắn bó sâu sắc với lòng thương dân, yêu dân sâu nặng.

    Còn điều ông thương là gì? “Thương là thương đức thánh nhân/ Khi nơi Tống, Vệ lúc Trần, lúc Khuông/ …/ Thương thầy Liêm, Lạc đã ra/ Bị lời xua đuổi về nhà giáo dân”. Nếu như ở phần trên, khi nói về lẽ ghét giọng điệu ông Quán đầy căm tức với những Trụ, Kiệt, U, Lệ,… đã hại dân thì đến đây giọng và nhịp thơ như trùng xuống, trìu mến và thiết tha hơn. Những cái tên ông nhắc đến: Khổng Tử, Nhan Hồi, Trình Di, Đào Tiềm, Hàn Dũ,… đây đều là những nhân vật có đức, có tâm, có tài nổi tiếng trong lịch sử. Họ là người tài giỏi có tấm lòng ôm trùm thiên hạ, cả một đời cống hiến cho đời nhưng cuộc sống của họ lại vô cùng truân chuyên, vất vả. Ông thương là thương những người có đức, có tài nhưng cuộc sống gặp nhiều khó khăn. Lòng thương gắn liền với tấm lòng trân trọng và yêu quý người tài. Và cũng từ chính lẽ thương ấy, ông Quán đã rút ra chiêm nghiệm cho chính mình:

Xem qua kinh sử mấy lần,

Nửa phần lại ghét, nửa phần lại thương.

    Tác phẩm được viết bằng thứ ngôn từ giản dị, mộc mạc nhưng giàu sức biểu cảm. Sử dụng thủ pháp đối lập: sa hầm đối với sẩy hang, sớm đầu đối với tối đánh,… làm cho nhịp thơ linh hoạt, nhịp nhàng hơn. Nghệ thuật điệp ngữ: thương ông, thương ông lặp lại nhiều lần có tác dụng trong việc diễn tả lẽ ghét thương của tác giả.

    Lẽ ghét thương là đoạn trích thể hiện tập trung nhất tư tưởng, quan điểm của Nguyễn Đình Chiểu qua nhân vật ông Quán. Ông có lòng yêu dân, thương dân sâu sắc, bởi vì thương dân nên ông càng ghét hơn lũ hôn quân bạo chúa, chuyên làm điều bạo ngược với dân lành. Đằng sau những vần thơ thống thiết ta thấy được tấm lòng nhân ái, nhân đạo sâu sắc của trái tim bao la – Nguyễn Đình Chiểu.

-/-

      Các em vừa tham khảo xong phần gợi ý chi tiết dàn ý bài văn phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương (trích Truyện Lục Vân Tiên) của Nguyễn Đình Chiểu. Đừng quên tham khảo nhiều bài văn mẫu hay lớp 11 khác tại thư mục tài liệu Văn mẫu 11 do THPT Sóc Trăng sưu tầm và tuyển chọn. Chúc các bạn luôn học tốt !

Hướng dẫn lập dàn ý chi tiết đề văn phân tích đoạn trích Lẽ ghét thương trong Truyện Lục Vân Tiên của Nguyễn Đình Chiểu.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post