Home Blog Công thức yết giá trực tiếp

Công thức yết giá trực tiếp

0
Công thức yết giá trực tiếp

Yết giá trực tiếp (Direct Quote) là gì? Những đặc điểm cần lưu ý

Yết giá trực tiếp

Khái niệm

Yết giá trực tiếp, tiếng Anh gọi là direct quote hoặc direct quotation.

Yết giá trực tiếp là cách yết giá tỉ giá hối đoái trên đơn vị cố định của đồng ngoại tệ và số lượng biến đổi của đồng nội tệ.

Bạn đang xem: Công thức yết giá trực tiếp

Ví dụ, vào tháng hai năm 2018, yết giá trực tiếp của đô la Mỹ trên đô la Canada tại Mỹ là 0,79394 USD = 1 CAD, còn tại Canada, yết giá trực tiếp là 1,25953 CAD = 1 USD.

Hiểu rõ hơn về yết giá trực tiếp

Khái niệm về yết giá trực tiếp với yết giá gián tiếp phụ thuộc vào vị trí của người nói, khi đó mới xác định được đồng tiền nào là ngoại tệ và đồng tiền nào là nội tệ. Trên các báo chí phi kinh doanh và những phương tiện truyền thông khác thì thường yết giá tỉ giá hối đoái một cách trực tiếp để tiện cho khách hàng. 

Tuy vậy, thị trường ngoại hối có những qui tắc yết giá riêng vượt ra khỏi biên giới trong nước.

Yết giá trực tiếp có thể tính bằng công thức sau:

Yết giá trực tiếp = 1/Yết giá gián tiếp

Ví dụ, vào tháng hai năm 2018, yết giá trực tiếp của đô la Mỹ trên đô la Canada tại Mỹ là 0,79394 USD = 1 CAD, còn tại Canada, yết giá trực tiếp là 1,25953 CAD = 1 USD.

Đô la Mỹ

Đô la Mỹ là đồng tiền được giao dịch nhiều nhất trên thế giới. Tại các phòng giao dịch và báo chí chuyên ngành thì hầu hết đồng tiền đều được yết giá dưới dạng một số lượng ngoại tệ trên mỗi đơn vị đô la Mỹ. 

Điều này có nghĩa đô la Mỹ được sử dụng để làm đồng tiền cơ sở, dù cho người đang nói có ở Mỹ hay tại nơi nào khác. Một yết giá giao dịch tiêu chuẩn thường là 1,17 đô la Canada trên mỗi đô la Mỹ, thay vì 0,85 đô la Mỹ trên mỗi đô la Canada.

Bảng Anh

Một ngoại lệ lớn của qui tắc yết giá theo đô la Mỹ là đồng bảng Anh. Đồng bảng Anh được yết giá trên những đồng tiền khác, kể cả đô la Mỹ và chỉ ngoại lệ đồng euro. 

Việc này phản ánh sự thật là đồng bảng Anh từng là đồng tiền chi phối trên thế giới trong những năm tháng trước Thế Chiến II, và trước khi nền kinh tế Mỹ vùng lên.

Tỉ giá bảng Anh thường được yết giá là 1,45$ cho 1£, bất kể như vậy là trực tiếp (tại Mỹ) hay là gián tiếp (tại Anh).

Euro

Đồng euro xuất hiện vào ngày 1 tháng 1 năm 1999, dưới dạng đơn vị kế toán của các nước thành viên. Tiền giấy và tiền xu được phát hành lần đầu vào ngày 1 tháng 1 năm 2002. Đồng euro đã thay thế nhiều đồng tiền giao dịch lớn tại Châu Âu bao gồm đồng mark Đức, đồng franc Pháp và đồng guilder Hà Lan.

Ngân hàng Trung ương Châu Âu (European Central Bank), là bên quản lí sự chuyển giao, đã mong muốn rằng đồng tiền này sẽ trở thành đồng tiền chi phối trên thế giới. Vì lí do đó, nó đã chỉ định là đồng euro luôn phải là đồng tiền cơ sở khi giao dịch, kể cả với đồng đô la Mỹ và đồng bảng Anh. 

Vì vậy, yết giá luôn thể hiện số lượng đô la Mỹ, bảng Anh, franc Thụy Sĩ hay yên Nhật Bản cần để mua một euro.

CÁC PHƯƠNG PHÁP NIÊM YẾT TỶ GIÁ

1.Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp (direct quotation)

Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định của đồng ngoại tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng nội tệ.

1 ngoại tệ = x nội tệ.

Ví dụ: Tại Việt Nam, ngày 12/01/2011, các tỷ giá giao dịch của Ngân hàng thương mại được công bố như sau:

USD/VND = 19.495/19.500; JPY/VND = 249,20/254,39;

EUR/VND = 26.739,93/27.242,74

– Trong phương pháp này, đồng tiền yết giá là ngoại tệ, đồng tiền định giá là nội tệ

Hiện nay, đa số các nước biểu diễn theo phương pháp trực tiếp và đồng USD là đồng tiền yết giá. Đô la Mỹ chỉ đóng vai trò là đồng tiền định giá đối với 5 đồng tiền là GBP, EUR, AUD, NZD và SDR.

  2. Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (indirect quotation)

Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp là phương pháp biểu thị giá trị 1 đơn vị cố định của đồng nội tệ thông qua một số lượng biến đổi của đồng ngoại tệ.

1 nội tệ = x ngoại tệ

Ví dụ: Tỷ giá trên thị trường Anh vào ngày 11/01/2011 được công bố như sau:

GBP/PLN = 4.6305/80; GBP/AUD = 1.5858/67; GBP/CAD = 1.5454/63;

GBP/CHF = 1.5218/24; GBP/JPY = 130.12/130.19; GBP/USD = 1.5635/38

Phương pháp này rất ít được sử dụng ở các quốc gia trên thế giới. Tiêu biểu là Anh, Newzealand, Úc và các nước dùng đồng tiền chung euro là các nước có áp dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp (Nước Anh và các nước thuộc địa của Anh sử dụng phương pháp này là do trước đây nước Anh dùng hệ nhị phân). Đồng SDR (tiền tệ của quỹ tiền tệ quốc tế) cũng được yết giá theo phương pháp này.

Ví dụ:

EUR/NZD = 1.7121/31; EUR/AUD = 1.3192/98; EUR/CAD = 1.2859/67;

EUR/JPY = 108.31/38; EUR/GBP = 0.8318/32; EUR/CHF = 1.2658/61;

EUR/USD = 1.30058/76

Như vậy, hai phương pháp yết tỷ giá trực tiếp và gián tiếp về bản chất thì không khác nhau nhưng về hình thức thì khác nhau.

Lưu ý: Tại Mỹ áp dụng cả hai phương pháp yết giá trực tiếp và gián tiếp:

– Phương pháp yết tỷ giá trực tiếp được áp dụng đối với các đồng tiền sau: EUR, AUD, GBP, NZD.

– Phương pháp yết tỷ giá gián tiếp được áp dụng đối với các đồng tiền còn lại.

Đối với các đồng tiền EUR, AUD, GBP, NZD, khi yết tỷ giá với nhau thì yết theo quy tắc: EUR/AUD; EUR/GBP; EUR/NZD; GBP/AUD; GBP/NZD.

  3. Phương pháp yết tỷ giá kiểu Mỹ (American term)

Theo cách này, tỷ giá được niêm yết bằng số USD trên đơn vị ngoại tệ.

Ví dụ: Tỷ giá được niêm yết theo kiểu Mỹ trên tờ Wall Street:

      1 GBP = 1,5743 USD; 1 CHF = 0,7018 USD; 1 EUR = 1,0578 USD

4. Phương pháp yết tỷ giá kiểu Châu Âu (European term)

Theo cách này, tỷ giá được niêm yết bằng số ngoại tệ trên 1 đơn vị USD.

Ví dụ: 1 USD = 0,6352 GBP; 1 USD = 0,9453 EUR, 1 USD = 1,4250 CHF

Phương pháp yết giá kiểu Mỹ và kiểu Châu Âu thường được áp dụng cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tức là áp dụng cho đối tượng khách hàng là một ngân hàng khác. Đối với khách hàng không phải ngân hàng khác người ta thường áp dụng phương pháp yết giá trực tiếp và gián tiếp.

Các ngân hàng thương mại Việt Nam sử dụng phương pháp yết giá trực tiếp. Ngoài ra do đặc điểm Việt Nam còn giao dịch tiền mặt quá lơn nên bên cạnh yết giá ngoại tệ chuyển khoản, các ngân hàng thương mại còn yết giá ngoại tệ tiền mặt.

Phương pháp yết tỷ giá

Yết tỷ giá là một bảng liệt kê các mức mua hoặc bán của các đồng tiền. Bảng yết tỷ giá được thể hiện khác nhay tùy thuộc vào mục đích của tổ chức yết tỷ giá. Để phục vụ cho các giao dịch tiền tệ, các hoạt động tín dụng và thanh toán quốc tế, yết tỷ giá thường theo các phương pháp sau đây:

Yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp (Direct and Indirect Quotes)

Yết tỷ giá trực tiếp là phương pháp thể hiện giá nội tệ của một đơn vị ngoại tệ. Chẳng hạn, ở Việt Nam, tỷ giá được yết là 15.745 VND/USD hoặc 29.138 VND/GBP là yết tỷ giá trực tiếp. Yết tỷ giá gián tiếp là thể hiện giá ngoại tệ của một đơn vị nội tệ. Chẳng hạn, ở Anh, tỷ giá được yết là 1,8366 USD/GBP hoăc ở Mỹ tỷ giá được yết là 113,06 JPY/USD là yết tỷ giá gián tiếp. Theo thông lệ, phương pháp yết tỷ giá trực tiếp được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới, ngoại trừ Anh , Mỹ, Úc sử dụng phương pháp yết tỷ giá gián tiếp. Đặc biệt, đối với thị trường hối đoái giao ngay, tỷ giá giao ngay được niệm yết ở tất cả các ngân hàng thương mai, các tổ chức tài chính, tín dụng… Mỗi nước có thể yết tỷ giá giao ngay theo nhiều cách khác nhau, tùy theo điều kiện thị trường cũng như tập quán kinh doanh. Tuy nhiên, nhìn chung phù hợp với hai hệ thống thị trường hối đoái là hệ thống Anh, Mỹ và hệ thống các nước Châu Âu thì cũng có hai cách niêm yết tỷ giá trên thị trường giao ngay là Yết giá theo kiểu Hoa Kỳ và Yết giá theo kiểu Châu Âu.

Yết tỷ giá theo kiểu Hoa Kỳ và yết tỷ giá theo kiểu Chât Âu (American and European Terms)

Trên thị trường liên ngân hàng, yết tỷ giá hầy hết đều thực hiện theo kiểu Châu Âu (European terms), nghĩa là giá ngoại tệ hoặc giá Euro của một Đô la Mỹ. Chẳng hạn, 0.5444 GBP/USD, 0,8158 EUR/USD, 1.6120 CHF/USD,v.v… Yết tỷ giá theo kiểu Châu Âu được sử dụng phổ biến trong giao dịch tiền tệ và thanh toán quốc tế ở các trung tâm tài chính quốc tế, đặc biệt là trong giao dịch bằng điện.

Yết tỷ giá theo kiểu Mỹ (American terms) được thể hiện dưới dạng giá Đô la Mỹ của một đơn vị ngoại tệ. Yết tỷ giá theo kiểu Mỹ được sử dụng phổ biến trong yết tỷ giá U.K.Pound Sterling, Đô la Úc, Đô la New Zealand và Irish punt. Chẳng hạn, 1,8350 USD/GBP, 1,2030 USD/EUR, 0,7125 USD/AUD,v.v…

Mối quan hệ giữa yết tỷ giá theo kiểu Châu Âu và theo kiểu Hoa Kỳ với yết tỷ giá trực tiếp và yết tỷ giá gián tiếp được tóm tắt ở bảng 3.1

Bảng 3.1 : Quan hệ giữa yết tỷ giá theo kiểu Châu Âu và theo kiểu Hoa Kỳ với yết giá trực tiếp và gián tiếp

Cách yết giá theo kiểu Mỹ và theo kiểu Châu Âu này chỉ thường áp dụng cho thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, tức là áp dụng trong giao dịch giữa các ngân hàng. Còn đối với giao dịch giữa nân hàng và khách hàng không phải là ngân hàng khác thì thường áp dụng cách yết giá trực tiếp và gián tiếp.

Đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá.

Việc yết tỷ giá một đồng tiền chỉ có thể được thực hiện, thông qua một đồng tiền khác. Vì vậy, khi nói đến tỷ giá hối đoái bao giờ cũng phải nói đến một cặp hai đồng tiền, đó là đồng tiền yết giá và đồng tiền định giá. Vậy thế nào là đồng tiền yết giá? Thế nào là đồng tiền định giá? Xác định đồng tiền yết gá và đồng tiền định giá như thế nào?

Đồng tiền yết giá là đồng tiền biểu thị giá trị của nó thông qua một đồng tiền khác. Đồng tiền định giá là đồng tiền dùng để xác định giá trị của một đồng tiền khác. Ví dụ: Tỷ giá giữa GBP và CAD là 1 GBP = 2,4805 CAD hay có thể viết là GBP/CAD = 2,4805, hoặc tỷ giá giữa USD và JPY là 1 USD – 113,06 JPY hay có thể viêt USD/JPY = 113,06.

Trong 2 ví dụ này, đồng GBP biểu thị giá trị của nó thông qua CAD (bằng 2,4805 CAD) còn đồng USD biểu thị giá trị của nó thông qua JPY ( bằng 113,06 JPY) nên được gọi là đồng tiền yết giá , trong khi CAD và JPY dùng để xác định giá trị của 1 GBP hoặc 1 USD nên được gọi là đồng tiền định giá.

Về nguyên tắc, đồng tiền yết giá là đồng tiền đứng trước và là 1 đơn vị tiền tệ (cũng có thể là có hệ số chẵn 100 hay 1000). Đồng tiền định giá là đồng tiền đứng sau và là một số đơn vị tiền tệ, thường thay đổi theo giá trị thị trường của đồng tiền yết giá.

Việc yết tỷ giá cho ta khái niệm về một cặp đồng tiền (GBP/CAD, USD/JPY) mà theo đó việc mua (hay bán) đồng tiền này tương ứng với việc bán (hay mua) đồng tiền kia, do đó hình thành nên đối khoản tương ứng với số ngoại tệ cần mua (hay bán). Đối khoản là số lượng ngoại tệ đối ứng với số ngoại tệ cần mua hay bán dựa trên một tỷ giá hối đoái nhất định. Chẳng hạn, với tỷ giá USD/JPY = 113,06 ta có đối khoản của 1.000.000 USD là 113.060.000 JPY.

Yết tỷ giá mua và tỷ giá bán (Bid and Offer Quotations)

Kinh doanh ngoại hối phải dựa trên sự khác biệt giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán nên để thực hiện các nghiệp vụ mua và nghiệp vụ bán trên thị trường liên ngân hàng cũng như với khách hàng, các ngân hàng niêm yết đồng thời cả hai tỷ giá (tỷ giá mua và tỷ giá bán). Tỷ giá mua là tỷ giá ngân hàng áp dụng cho việc mua ngoại hối của khách hàng. Tỷ giá bán là tỷ giá ngân hàng áp dụng cho viecj bán ngoại hối cho khách hàng. Tỳ giá này thường được yết sau và thường lớn hơn tỷ giá yết ở đăng trước.

Tuy nhiên, ở Việt Nam do tỷ giá có những đặc thù riêng nên các ngân hàng thường yết giá không chỉ phân biệt tỷ giá mua và tỷ giá bán mà còn phân biệt nhiều tiêu chí khác như tỷ giá tiền mặt, tỷ giá chuyển khoản, thậm chí còn phân biệt tỷ giá tiền có mệnh giá lớn, nhỏ và có thể phân biệt tỷ giá theo từng khu vực.

Tỷ giá và yết giá

Tỷ giá (exchange rate) là giá cả của một đồng tiền được biểu thị thông qua một đồng tiền khác. Trong đó đồng tiền yết giá (commodity currency) là đồng tiền có đơn vị bằng 1; đồng tiền định giá (terms currency) là đồng tiền có số đơn vị thay đổi phụ thuộc vào quan hệ cung cầu trên thị trường. Hiện nay tỷ giá được viết phổ biến theo cách thức sau:

Đồng tiền đứng trước hay nằm trên là đồng tiền YẾT giá, còn đồng tiền đứng sau hay nằm dưới là đồng tiền ĐỊNH giá.

Có 2 cách yết giá:
Yết giá trực tiếp (direct quotation): ngoại tệ là đồng yết giá, nội tệ là đồng định giá
Yết giá gián tiếp (indirect quotation): ngoại tệ là đồng định giá, nội tệ là đồng yết giá

Lưu ý:
GBP, AUD, NZD, EUR, SDR (quyền rút vốn đặc biệt): yết giá trực tiếp.
USD yết giá gián tiếp với mọi đồng tiền trừ 5 đồng tiền trên.
Các đồng tiền khác đều yết giá trực tiếp.

Tỷ giá chéo (cross rate) là tỷ giá giữa hai đồng tiền được xác định thông qua đồng tiền thứ ba.

Tỷ giá chéo là gì? Những cách tính tỷ giá chéo đơn giản nhất

Tỷ giá chéo là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ ba, cách tính tỷ giá chéo phụ thuộc vào cách các đồng tiền được yết giá là gián tiếp hay trực tiếp và tỷ giá xác định là tỷ giá mua hay tỷ giá bán.

Giả dụ, trên thị trường chỉ có tỷ giá tỷ giá USD/EUR và USD/VND, vậy làm sao để có thể tính được tỷ giá EUR/VND. Chắc chắn bạn phải dùng đến phương pháp tính tỷ giá chéo để xác định tỷ giá kia.

Hiện nay hai đồng tiền Dollar và Bảng Anh được niêm yết chính trên thị trường hối đoái các nước. Vậy nếu Việt Nam muốn biết về tỷ giá hối đoái giữa các đồng tiền quốc tế lên thị trường Việt Nam thì phải thông qua tỷ giá chéo. Vậy tỷ giá chéo là gì? Cách tính tỷ giá chéo như thế nào? Tất cả sẽ có câu trả lời ngay sau đây.

Tỷ giá chéo là gì?

Tỷ giá chéo (Cross Rate) là tỷ giá giữa hai đồng tiền được tính toán thông qua một đồng tiền thứ ba. Cách xác định tỷ giá chéo như thế nào phụ thuộc vào cách các đồng tiền được yết giá là gián tiếp hay trực tiếp và tỷ giá xác định là tỷ giá mua hay tỷ giá bán.

Tỷ giá chéo giữa các ngoại tệ

Tỷ giá chéo được xác định trong hai trường hợp. Trường hợp  thứ nhất, đứng ở địa vị người mua hoặc người bán riêng biệt, khi tham gia thị trường, chỉ quan tâm đến một tỷ giá duy nhất mà họ sẽ mua hoặc bán. Nói cách khác, người mua/ người bán chỉ quan tâm đến tỷ giá mua/bán của họ không quan tâm tới chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán. Trên thực tế, tỷ giá chéo trong trường hợp này được gọi là tỷ giá chéo đơn.

Ví dụ: USD/VND = 22.655 và USD/EUR = 0,84 -> EUR/VND = 22.655/0,84 = 26970.

Trên thị trường ngoại tệ luôn tồn tại chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán, đồng thời các ngân hàng yết giá, ngân hàng hỏi giá hay khách hàng của ngân hàng cũng ở nhiều vị trí khác nhau, do đó cần phải xác định tỷ giá chéo giữa các ngoại tệ ở vị trí khác nhau. Tỷ giá chéo được xác định cho các ngoại tệ ở vị trí khác nhau đối với những người mua, người bán khác nhau gọi là tỷ giá chéo phức.

Cách tính tỷ giá chéo

Có 3 cách tính tỷ giá chéo như sau:

1. Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền định giá

Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền cùng ở vị trí đồng tiền định giá được xác định bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền định giá chia cho tỷ giá của đồng tiền yết giá.

Cụ thể: Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng và muốn tính tỷ giá bán của khách hàng lấy tỷ giá mua của ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng. Chẳng hạn, tỷ giá yết là VND/USD và CNY/ USD, tỷ giá (TG) chéo VND/ CNY trong hai trường hợp mua và bán được tính theo công thức sau:

Yết giá / Định giá = ( Yết giá /USD) / (Định giá / USD) 
VND/USD = X/(X+VND )
CNY/ USD= Y/(Y+CNY )

Trong đó, 

  • X là tỷ giá mua và X+VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
  • Y là tỷ giá mua và Y+CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.

Ví dụ: Cho tỷ giá USD/VND = 18.000/200; USD/SGD = 1.2420/30; hãy tính tỷ giá chéo của khách hàng mua bán với ngân hàng và tỷ giá chéo niêm yết của NH:

Tỷ giá mua SGD/VND của khách hàng = 18.200 VND/1.2420SGD = 14.653;

Tỷ giá bán SGD/VND của khách hàng = 18.000 VND/1.2430SGD =14.481;

>> Tỷ giá yết của ngân hàng: SGD/VND =14.481/14.653;

Cách tính tỷ giá chéo đơn giản

2. Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá

Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền cùng được yết ở vị trí đồng tiền yết giá được xác định bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá chia cho tỷ giá của đồng tiền định giá.

Cụ thể: Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng chia cho tỷ giá mua của ngân hàng chia cho tỷ giá bán của ngân hàng. Chẳng hạn, tỷ giá yết là USD/VND và USD/CNY, tỷ giá (TG) chéo VND/CNY trong hai trường hợp mua và bán được tính theo công thức sau:

Yết giá / Định giá = (USD / Định giá) / (USD/ Yết giá) 
USD/VND = X / X+VND 
USD/CNY = Y / Y+CNY

Trong đó, 

  • X là tỷ giá mua và X+VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
  • Y là tỷ giá mua và Y+CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY.

Ví dụ: Cho tỷ giá GBP/VND = 29.160/80; USD/VND = 18.000/200. Hãy tính tỷ giá chéo của khách hàng mua bán với ngân hàng và tỷ giá chéo niêm yết của ngân hàng.

Tỷ giá mua GBP/USD của khách hàng = 29.180 VND/18.000 = 1.6211;

Tỷ giá bán GBP/USD của khách hàng = 29.160 VND/18.200 VND = 1.6021;

>> Tỷ giá yết của ngân hàng : GBP/USD = 1.6021/1.6211

3. Xác định tỷ giá giữa 2 đồng tiền yết giá và định giá

Tỷ giá chéo giữa hai đồng tiền trong đó một đồng được yết ở vị trí đồng yết giá và một đồng yết ở vị trí đồng định giá được xác định bằng cách lấy tỷ giá của đồng tiền yết giá nhân với tỷ giá của đồng tiền định giá.

Tính tỷ giá chéo

Cụ thể: Muốn tính tỷ giá mua của khách hàng lấy tỷ giá bán của ngân hàng nhân với tỷ giá bán của ngân hàng và muốn tính tỷ giá bán của khách hàng lấy tỷ giá mua của ngân hàng nhân với tỷ giá mua của ngân hàng. Chẳng hạn, tỷ giá yết là VND/USD và USD/CNY tỷ giá (TG) chéo VND/CNY trong hai trường hợp mua và bán được tính theo công thức sau:

Yết giá(trực tiếp) / Định giá = (Yết giá /USD) x (USD/ Định giá) 
VND/USD = X / X+VND 
USD/CNY=Y / Y+CNY

Trong đó, 

  • X là tỷ giá mua và X+VND là tỷ giá bán của ngoại tệ VND.
  • Y là tỷ giá mua và Y+CNY là tỷ giá bán của ngoại tệ CNY. 

Đối với thị trường ngoại tệ thì việc chênh lệch tỷ giá mua và tỷ giá bán là chuyện tất nhiên. Tuy nhiên, tùy trên cương vị ngân hàng yết giá và tỷ giá liên ngân hàng, hay khách hàng hỏi giá để có thể xác định tỷ giá chéo ngoại tệ khác nhau.

Đó là những thông tin hữu ích sẽ giúp bạn trả lời được câu hỏi “tỷ giá chéo là gì?” và các phương pháp xác định tỷ giá chéo đơn giản nhất hiện nay.

Phương pháp yết giá

Có nhiều tác giả dùng các thuật ngữ khác nhau về biểu hiện tỷ giá, thậm trí trái ngược nhau xung quanh hai khái niệm trực tiếp và gián tiếp.

Để dễ hiểu ở đây chúng ta sử dụng hai cách biểu hiện tỷ giá sau đây:

Cách thứ nhất, tại một nước người ta so sánh một ngoại tệ n ào đó với đồng nội tệ (yết giá trực tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ)

1 ngoại tệ = X nội tệ

Ví dụ:

Ở Việt Nam, tỷ giá theo cách biểu hiện này sẽ là so sánh các đồng ngoại tệ với VND, chẳng hạn:          1 USD = 15,950 VND

Ta viết là:                    USD/VND = 15,950

Ở Pháp:                         1 USD = 0.81EUR

Ta viết là:                      USD/EUR = 0.81

Cách thứ hai, tại một nước, người ta so sánh đồng nội tệ với đồng ngoại tệ (yết giá gián tiếp trên quan điểm đồng ngoại tệ)

1 nội tệ = X ngoại tệ

Ở Pháp, tỷ giá theo cách biểu hiện này sẽ là so sánh đồng tiền EUR với ngoại tệ.

Chẳng hạn: 1 EUR                     = 1.2104 USD

Ta viết là: EUR /USD = 1.2104 Ở Anh:       1 GBP   = 1.6958 USD

Ta viết là: GBP/USD = 1.6958

Theo tập quán kinh doanh tiền tệ của ngân hàng , tỷ giá hối đoái thường được yết giá như sau:

USD / EUR = 0.8100 / 0.8110

USD / VND = 15,950 / 15,970

Đồng USD đứng trước gọi là tiền yết giá hay còn gọi là đồng tiền hàng hoá hay đồng tiền cơ sở, nó luôn là một đơn vị. Các đồng EUR, VND đứng sau gọi là tiền định giá và là một số đơn vị tiền tệ và thường thay đổi phụ thuộc vào thời giá của tiền yết giá. Tỷ giá đứng trước 8100 là tỷ giá mua đô la trả bằng EUR của ngân hàng, và tỷ giá đứng trước 15,950 là tỷ giá mua đô la trả bằng đồng Việt Nam của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá mua v ào của ngân hàng (BID RATE)

Tỷ giá đứng sau 0.8110 là tỷ giá bán đô la thu bằng EUR của ngân hàng và 15,970 là tỷ giá bán USD thu bằng VND của ngân hàng, chúng được gọi là tỷ giá bán ra của ngân hàng (ASK RATE)

Thông thường tỷ giá ASK cao hơn tỷ giá BID. Chênh lệch giữa chúng gọi là lợi nhuận trước thuế của ngân hàng hay tiếng Anh gọi là Spread, tiếng Pháp là Fourchette. Khoản chênh lệch này tùy thuộc vào từng ngoại tệ nhưng thông thường vào khoảng 0.001 đến 0.003 tức là từ đến 30 điểm. Chúng ta có thể mô hình mối quan hệ này theo sơ đồ sau đây:

Như vậy: Spread = Ask Rate – Bid Rate

Tỷ giá thường được công bố đến 4 số lẻ. Điểm biểu hiện 1/10,000của một đ ơn vị tiền tệ, nó là khoảng tăng nhỏ nhất khi tỷ giá biến đổi. Số của tỷ giá thông thường biểu hiện hai con số sau dấu chấm của tỷ giá. Con số này ít được quan tâm, bởi vì con số biến động mạnh nhất chính là phần điểm của tỷ giá.

Trong giao dịch ngoại hối, người ta có thể lấy tên thủ đô các nước công nghiệp phát triển thay cho tên tiền tệ của nước đó ở vị trí tiền định giá.

Để thống nhất các đơn vị tiền tệ của các nước, tổ chức tiêu chuẩn quốc tế (ISO) đã ban hành ký hiệu tiền tệ thống nhất (xem Phụ lục 2.1). Tất cả đồng tiền của các nước đều được mã hoá bằng 3 chữ cái in hoa, trong đó hai chữ cái đầu l à ký hiệu của tên nước và chữ cái thứ ba là chữ cái đầu ti ên của tên tiền tệ nước đó. Ví dụ, VND là ký hiệu đồng tiền của Việt Nam, trong đó VN là ký hiệu của Việt Nam và D là chữ cái đầu tiên của tên đồng tiền của Việt Nam “ĐỒNG”. SGD là ký hiệu đồng tiền của nước Singapore, trong đó hai chữ cái đầu ti ên SG là ký hiệu tên nước Singapore và chữ cái cuối cùng D là chữ dầu tiên của tên đồng tiền nước này DOLLAR v.v.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post