Home Blog Công thức vật lý lớp 7

Công thức vật lý lớp 7

0
Công thức vật lý lớp 7

Nội dung chính

Tổng hợp kiến thức, công thức Vật Lí lớp 7 Học kì 1, Học kì 2 chi tiết

Chương 1. Quang học

1. Tia sáng truyền tuân theo định luật truyền thẳng của ánh sáng

2. Tia sáng truyền gặp gương phẳng truyền tuân theo định luật phản xạ ánh sáng

3. Góc phản xạ bằng góc tới: i = i’

Bạn đang xem: Công thức vật lý lớp 7

Trong đó:

i là góc tới

i’ là góc phản xạ

NN’ là đường pháp tuyến

SI là tia tới

IR là tia phản xạ

Ví dụ:

Cho tia tới hợp với phương nằm ngang 1 góc 300. Hỏi góc tới và góc phản xạ bằng bao nhiêu ?

Góc tới bằng:

Mà góc phản xạ bằng góc tới nên:

Vật lý 7 Bài 1 Nhận biết ánh sáng nguồn sáng và vật sáng

I – NHẬN BIẾT ÁNH SÁNG

a. Các trường hợp mắt nhận biết được có ánh sáng:

  •  Ban đêm, đứng trong phòng kín cửa, mở mắt, bật đèn, …
  •  Ban ngày, đứng ngoài trời, mở mắt.

b. Trong những trường hợp mắt ta nhận biết được ánh sáng, có điều kiện giống như là ánh sáng truyền vào mắt.

c. Kết luận: Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta

II – NHÌN THẤY MỘT VẬT

– Có đèn tạo ra ánh sáng rightarrow nhìn thấy vật. Chứng tỏ ánh sáng chiếu tới mảnh giấy trắng rightarrow ánh sáng từ mảnh giấy trắng đến mắt thì nhìn thấy mảnh giấy trắng.

Kết luận: Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta

III – NGUỒN SÁNG VÀ VẬT SÁNG

– Dây tóc bóng đèn tự nó phát ra ánh sáng gọi là nguồn sáng.

– Dây tóc bóng đèn phát sáng từ vật khác chiếu vào gọi chung là vật sáng.

Kết luận:

– Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng, vật sáng là mọi vật có ánh sáng từ đó truyền đến mắt ta.

– Vật đen là vật không tự phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. Sở dĩ ta nhận ra vật đen vì nó được đặt bên cạnh những vật sáng khác.

– Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Ví dụ 1: Ánh sáng Mặt Trời, Mặt Trăng, bóng đèn điện, ….

Ví dụ 2: Ta đã biết vật đen không phát ra ánh sáng và cũng không hắt lại ánh sáng chiếu vào nó, nhưng ban ngày ta vẫn nhìn thấy những đồ vật màu đen để trên bàn. Vì sao?

Hướng dẫn:

Vì ta nhìn thấy các vật sáng xung quanh đồ vật màu đen do đó mắt ta phân biệt được đồ màu đen với các đồ vật có màu sắc khác có trên bàn.

Ví dụ 3: Ta có thể dùng gương phẳng hướng ánh nắng chiếu qua cửa sổ làm sáng trong phòng. Gương đó có phải là nguồn sáng không? Vì sao?

Hướng dẫn

Gương đó không phải là nguồn sáng vì nó không tự phát ra ánh sáng mà chỉ hắt lại ánh sáng chiếu vào nó.

Ví dụ 4: Vì sao trong phòng bằng gỗ đóng kín, không bật đèn ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng đặt trên bàn?

Hướng dẫn

Trong phòng bằng gỗ đóng kín, ta không nhìn thấy mảnh giấy trắng vì không có ánh sáng chiếu lên mảnh giấy, do đó cũng không có ánh sáng bị mảnh giấy hắt lại truyền vào mắt ta.

Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiều vào nó.

Chú ý:

+ Vật đen là vật không tự nó phát ra ánh sáng cũng như hắt lại ánh sáng chiếu tới nó.

+ Ta có thể nhận biết vật đen vì nó được đặt cạnh những vật sáng khác.

Vật lý 7 Bài 2 Sự truyền ánh sáng

I – ĐƯỜNG TRUYỀN CỦA ÁNH SÁNG

Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.

II – TIA SÁNG VÀ CHÙM SÁNG

a. Tia sáng

  • Đường truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng một đường thẳng có hướng gọi là tia sáng
  • Biểu diễn tia sáng

b. Chùm sáng

– Chùm sáng gồm nhiều tia sáng hợp thành.

– Ba loại chùm sáng:

Chùm sáng song song (hình a): gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng.

Chùm sáng hội tụ (hình b): gồm các tia sáng giao nhau tại cùng một điểm trên đường truyền của chúng.

Chùm sáng phân kì (hình c): gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.

Chú ý:

– Ánh sáng truyền trong không khí với vận tốc rất lớn gần bằng .

– Trong môi trường trong suốt nhưng không đồng tính, ánh sáng không truyền theo đường thẳng.

Ví dụ: Tìm hiểu ánh sáng Mặt Trời chiếu xuống Trái Đất là chùm sáng gì? Vì sao khẳng định là chùm sáng đó?

Hướng dẫn

Mặt Trời là nguồn sáng phân kì nhưng do Trái Đất quá nhỏ và qua xa với Mặt Trời nên khi chiếu xuống Trái Đất thành chùm sáng song song

Ví dụ: Mỗi khi làm lễ chào cờ, học sinh xếp thành hàng dọc, theo lớp, theo tổ. Tại sao khi các bạn đã đứng trên đúng một đường thẳng thì người tổ trưởng không nhìn thấy huy hiệu trước ngực của các bạn phía sau người đứng đầu?

A. Vì ánh sáng từ mắt bạn tổ trưởng không chiếu đến phù hiệu của các bạn đứng sau.

B. Vì bạn đứng đầu hàng che khuất.

C. Vì tia sáng có hướng từ phù hiệu đến mắt người tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng.

D. Vì ánh sáng không truyền theo đường cong.

Hướng dẫn

Chọn đáp án C và D: Vì tia sáng có hướng từ phù hiệu đến mắt người tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng, bị các bạn đứng trước cản sẽ không đến được mắt tổ trưởng và ánh sáng không truyền theo đường cong.

Vật lí lớp 7 Bài 3: Ứng dụng định luật truyền thẳng của ánh sáng

I – BÓNG TỐI – BÓNG NỬA TỐI

1. Bóng tối

Thí nghiệm: Đặt một nguồn sáng nhỏ trước một màn chắn. Trong khoảng từ bóng đèn đến màn chắn, đặt một miếng bìa.

(1) – Vùng tối

(2) – Vùng nửa tối

(3) – Màn chiếu

– Vùng tối là các tia sáng từ đèn pin phát ra truyền theo đường thẳng, những tia sáng nào bị miếng bìa chặn lại sẽ không đến được màn chắn. Do đó, trên màn chắn sẽ xuất hiện vùng không nhận được ánh sáng từ đèn truyền tới gọi là vùng tối.

– Vùng sáng: Vì có tia sáng từ đèn pin truyền thẳng đến màn chắn mà không bị cản trở. Do đó trên màn chắn sẽ có vùng chắn được ánh sáng gọi là vùng sáng.

Nhận xét:

– Vùng màu đen hoàn toàn không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới vì ánh sáng truyền theo đường thẳng gặp vật cản ánh sáng không truyền qua được.

– Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng từ nguồn sáng tới gọi là bóng tối.

2. Bóng nửa tối

Thí nghiệm:

Vùng nửa tối: vì vùng này chỉ nhận được một phần ánh sáng từ đèn điện truyền tới

Nhận xét:

– Vùng ở giữa màn chắn là vùng bóng tối.

– Vùng ngoài cùng là vùng sáng.

– Vùng xen giữa là vùng bóng nửa tối.

rightarrow Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng chỉ nhận được ánh sáng từ một phần của nguồn sáng được gọi là bóng nửa tối.

II – NHẬT THỰC – NGUYỆT THỰC

1. Hiện tượng nhật thực

– Khi Mặt Trăng nằm giữa Mặt Trời và Trái Đất thì một phần ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến Trái Đất sẽ bị Mặt Trăng che khuất. Khi đó trên Trái Đất sẽ xuất hiện bóng tối và bóng nửa tối. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nhật thực.

– Nếu ta đứng ở chỗ bóng tối thì sẽ không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói ở đó có nhật thực toàn phần.

– Nếu ta đứng ở chỗ nửa bóng tối thì sẽ nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói ở đó có hiện tượng nhật thực một phần.

2. Hiện tượng nguyệt thực

Khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, nó không nhận được ánh sáng từ Mặt Trời chiếu đến nên ta không thể thấy Mặt Trăng. Ta nói khi đó xảy ra hiện tượng nguyệt thực.

 Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng tối của Trái Đất.

– Nguyệt thực nửa tối xảy ra khi Mặt Trăng đi vào vùng bóng tối của Trái Đất. Lúc này Mặt Trăng chỉ giảm độ sáng đi một chút.

 Nguyệt thực một phần chỉ xảy ra khi Mặt Trăng chỉ có một phần ở vùng tối của Trái Đất. Mặt Trăng bị che khuất một phần và dễ dàng quan sát được bằng mắt thường.

Vật li lớp 7 Bài 4: Định luật phản xạ ánh sáng

I – GƯƠNG PHẲNG

– Hình của một vật quan sát được trong gương gọi là ảnh của vật tạo bởi gương phẳng.

– Gương phẳng tạo ra bởi ảnh của vật trước gương.

– Vật nhẵn bóng, phẳng đều có thể là gương phẳng như: Tấm kim loại nhẵn, tấm gỗ phẳng, mặt nước phẳng, ….

II – ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

Hiện tượng phản xạ ánh sáng: Hiện tượng xảy ra khi chiếu một tia sáng vào gương bị gương hắt trở lại môi trường cũ

Các tia và góc trong hiện tượng phản xạ toàn phần:

SI – tia tới

IR – tia phản xạ

IN – pháp tuyến

Định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới

+ Góc phản xạ bằng góc tới 

III – PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP ĐỊNH LUẬT PHẢN XẠ ÁNH SÁNG

1. Dạng 1: Biết góc tới  hoặc góc phản xạ i', tìm góc còn lại

Phương pháp:

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng: 

2. Dạng 2: Cho góc tạo bởi tia tới  (hoặc tia phản xạ ) và mặt phẳng gương là . Tính góc tới  và góc phản xạ 

Phương pháp:

Ta có, pháp tuyến vuông góc với mặt phẳng gương

Áp dụng định luật phản xạ ánh sáng: 

gương để tia phản xạ theo phương thẳng đứng.

Hướng dẫn

Theo đề bài ra ta sẽ có 2 trường hợp

TH1: Tia phản xạ chiếu theo phương thẳng đứng và có chiều hướng lên trên:

Theo trường hợp này thì mặt phản xạ của gương phải hợp với phương thẳng đứng một góc bằng 67,50

TH2: Tia phản xạ chiếu theo phương thẳng đứng và có chiều hướng đi xuống:

Như vây, theo trường hợp này thì mặt phản xạ của gương phải hợp với phương thẳng đứng một góc bằng 450.

Ví dụ: Vì sao trên ô tô, để quan sát được những vật phía sau mình, người lái xe thường đặt phía trước mặt một gương cầu lồi?

Hướng dẫn

Vì gương cầu lồi có vùng nhìn thấy lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng.

Vật lí lớp 7 Bài 5: Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng

I – TÍNH CHẤT CỦA ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG PHẲNG

– Ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng:

+ Là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn

+ Lớn bằng vật

– Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ ảnh của điểm đó đến gương

Chú ý:

– Ảnh của một vật là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật.

– Các tia sáng từ điểm S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường kéo dài đi qua ảo ảnh S’.

* Kính tiềm vọng: Là một dụng cụ dùng cho tàu ngầm để có thể quan sát được những vật đặt ở trên mặt nước

II – GIẢI THÍCH SỰ TẠO ẢNH BỞI GƯƠNG PHẲNG

III – CÁC DẠNG BÀI TẬP

Các bước tiến hành:

Bước 1: Xác định ảnh của điểm sáng qua gương.

Bước 2: Dựng đường thẳng đi qua ảnh của điểm sáng và điểm cho trước. Giao điểm của đường thẳng đó với gương chính là điểm tới.

Bước 3: Dựng tia tới xuất phát từ điểm sáng tới điểm tới.

Bước 4: Hoàn chỉnh tia phản xạ từ điểm tới đến điểm cho trước.

4. Dạng 4: Bài toán tính khoảng cách từ vật tới ảnh của vật.

– Trong mọi trường hợp khoảng cách từ vật tới ảnh luôn luôn bằng hai lần khoảng cách từ vật tới gương.

– Cần chú ý phân biệt về khoảng cách dịch chuyển của vật hay của gương với khoảng cách từ vật tới gương.

Ví dụ: Ví dụ Minh cách gương 1,5 m để soi gương. Do không nhìn rõ, Minh tiến lại gần gương một khoảng 0,6 m. Tính khoảng cách từ Minh tới ảnh của Minh trong gương lúc đó.

Hướng dẫn

Khi Minh tiến lại gần gương một đoạn 0,6 m thì khoảng cách giữa Minh và gương là: 1,5 – 0,6 = 0,9 m

Khoảng cách từ Minh tới ảnh của Minh là 2 . 0,9 = 1,8 m

Vật lí 7 Bài 7: Gương cầu lồi

I – ĐỊNH NGHĨA VỀ GƯƠNG CẦU LỒI

Gương cầu lồi là gương có mặt phản xạ là mặt ngoài của mặt cầu hướng về phía nguồn sáng.

II – ẢNH CỦA MỘT VẬT TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LỖI

– Ánh sáng đến gương cầu lồi phản xạ tuân theo định luật phản xạ ánh sáng

Khi chiếu một chùm sáng song song lên một gương cầu lồi, ta thu được một chùm sáng phản xạ có tính chất là chùm phân kì

Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo (không hứng được trên màn), nhỏ hơn vật

II – VÙNG NHÌN THẤY CỦA GƯƠNG CẦU LỒI

Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước.

III. ỨNG DỤNG

– Làm gương chiếu hậu ôtô, xe máy.

– Làm gương đặt ở bên đường tại những nơi đường gấp khúc có vật cản che khuất tầm nhìn của lái xe, giảm thiểu tai nạn giao thông.

IV. PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP VỀ GƯƠNG CẦU LỒI 

Dạng 1: Phân biệt gương cầu lồi và gương phẳng

  Gương phẳng Gương cầu lồi
Mô tả Mặt phẳng, nhẵn bóng Mặt lồi, nhẵn, bóng
Kích thước ảnh ảo Bằng vật Nhỏ hơn vật
Vùng nhìn thấy khi đặt mắt trước gương Trung bình Lớn nhất
Chùm tia tới song song, cho chùm phản xạ Song song Phân kì
Mặt phản xạ Mặt phẳng Mặt lồi

Dạng 2: Vẽ ảnh của một điểm hoặc của một vật đặt trước gương cầu lồi

Mỗi điểm trên gương cầu lồi được coi như gương phẳng nhỏ. Do đó có thể áp dụng định luật phản xạ ánh sáng tại mỗi điểm trên gương cầu lồi để vẽ tia phản xạ tương ứng với mỗi tia tới.

Lưu ý: Pháp tuyến tại mỗi điểm tới trên gương cầu lồi có đường kéo dài đi qua tâm mặt cầu như trên hình vẽ.

Dạng 3: Giải thích một số ứng dụng của gương cầu lồi.

– Dựa vàò đặc điểm vùng nhìn thấy của gương cầu lồi rộng hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng có cùng kích thước

Ví dụ: Gương cầu lồi có bề rộng vùng nhìn thấy lớn nhất so với các gương loại khác có cùng kích thước, cùng vị trí đặt mắt nên được dung làm kính chiếu hậu hoặc đặt ở chỗ đường gấp khúc để quan sát xe đi ngược chiều.

Vật lí lớp 7 Bài 8: Gương cầu lõm

I – ĐỊNH NGHĨA VỀ GƯƠNG CẦU LÕM

– Gương cầu lõm là gương có bề mặt phản xạ là mặt trong của một phần hình cầu và hướng về phía nguồn sáng.

– Gương cầu lõm ứng dụng trong: nung nóng vật, trong y tế, đèn pha, chế tạo kính thiên văn, …

II – ẢNH TẠO BỞI GƯƠNG CẦU LÕM

– Không giống như gương cầu lồi, tính chất ảnh của vật sẽ khác nhau tùy thuộc vào vị trí tương đối của vật so với tiêu điểm và tâm của gương.

– Đặt một vật gần sát gương cầu lõm, nhìn vào gương thấy một ảnh ảo (không hứng được trên màn), lớn hơn vật.

Chú ý:

+ Ảnh của một vật tạo bởi gương cầu lõm có thể là ảnh thật hoặc ảnh ảo.

+ Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm lớn hơn vật.

+ Khi dịch vật đặt sát gương ra xa dần và đặt một màn chắn trước gương, ta thấy đến một vị trí thích hợp của vật, ta sẽ thu được trên màn chắn ảnh của vật. Ảnh này là ảnh thật, ngược chiều với vật

III – SỰ PHẢN XẠ ÁNH SÁNG TRÊN GƯƠNG CẦU LÕM

– Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi một chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ vào một điểm và ngược lại, biến đổi một chùm tia tới phân kì thích hợp thành một chùm tia phản xạ song song.

– Để tập trung ánh sáng Mặt Trời, người ta dùng các gương phẳng chiếu ánh sáng vào một gương cầu lõm. Gương cầu lõm này sẽ tập trung ánh sáng, đốt nóng lò và như thế người ta thu được năng lượng Mặt Trời.

IV. ỨNG DỤNG CỦA GƯƠNG CẦU LÕM

– Ứng dụng thực tế của gương cầu lõm: Nung nóng vật, làm vật dụng thiết bị y tế, làm gương trang điểm, làm các pha đèn pin, đèn ô tô, chế tạo kính thiên văn, …

– Tận dụng năng lượng Mặt Trời bằng cách: Sử dụng gương cầu lõm có kích thước lớn tập trung ánh sáng Mặt Trời vào một điểm để đun nước, nấu chảy kim loại, làm pin, ….

Chương 2: Âm học

Vật lí lớp 7 bài 10 Nguồn âm

I – NGUỒN ÂM

– Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm

Ví dụ: Tiếng nói của mỗi người, tiếng đàn, tiếng chiêng kêu khi gõ vào, tiếng âm thoa dao động khi dùng búa gõ, …

Ví dụ:

+ Nguồn âm tự nhiên: Tiếng sấm, tiếng mưa, tiếng lá cọ vào nhau, …

+ Nguồn âm nhân tạo: Tiếng trống, tiếng còi ô tô, tiếng loa, ….

+ Khi thổi sáo hay chiếc còi, cột không khí trong sáo, còi báo dộng và hát ra âm thanh

II – ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA CÁC NGUỒN ÂM

– Sự rung động (chuyển động) qua lại vị trí cân bằng của dây cao su, thành cốc, mặt trống … gọi là dao động

– Khi phát ra âm, các vật đều dao động.

Vật lí lớp 7 bài 11 Độ cao của âm

I – TẦN SỐ

– Số dao động trong một giây gọi là tần số.

– Đơn vị của tần số: Hz (Hertz), đọc là héc

– Dao động càng nhanh, tần số dao động càng lớn.

Chú ý: Để tính tần số ta lấy số dao động chia cho thời gian vật thực hiện dao động

(thời gian ta đưa hết về giây).

II – ÂM CAO (ÂM BỔNG) – ÂM THẤP (ÂM TRẦM)

Thí nghiệm 1: Cố định một đầu hai thước thép đàn hồi có chiều dài khác nhau (20cm, 30cm) trên mặt hộp gỗ. Lần lượt bật nhẹ đầu tự do của chúng dao động.

Nhận xét:

+ Phần tự do của thước dài dao động chậm âm phát ra thấp.

+ Phần tự do của thước ngắn dao động nhanh âm phát ra cao.

Thí nghiệm 2: Một đĩa nhựa được đục lỗ cách đều nhau và được gắn vào trục của một động cơ chạy bằng pin. Chạm góc miếng bìa vào một hàng lỗ nhất định trên đĩa đang quay.

Nhận xét;

+ Khi đĩa quay chậm, góc miếng bìa dao động chậm và âm phát ra thấp.

+ Khi đĩa quay nhanh, góc miếng bìa dao động nhanh và âm phát ra cao.

Kết luận: Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số

+ Âm phát ra càng cao (bổng) khi tần số dao động càng lớn.

+ Âm phát ra càng thấp (trầm) khi tần số dao động càng bé.

III – ĐỌC THÊM

– Tai người có thể nghe được âm có tần số trong khoảng từ

– Câu chuyện về chú cá voi cô độc nhất hành tinh (Whalien): Cá voi 52 hertz là một cá thể cá voi thuộc loài không xác định, tiếng kêu của nó có tần số bất thường là 52 Hz. Nó có dấu hiệu âm thanh vô cùng đặc trưng. Ở tần số 52 hertz, tiếng kêu của chú cá voi còn cao hơn cả âm trầm nhất của kèn tuba. Tiếng kêu của Cá voi 52 hertz không tương đồng với cả cá voi xanh lẫn cá voi vây, tần số cao hơn, ngắn hơn và thường xuyên hơn. Cá voi xanh thường kêu ở tần số 10–39 Hz, còn cá voi vây thì ở 20Hz. Tiếng gọi 52 hertz của chú cá voi này có số lần lặp lại, độ dài và chuỗi các tiếng kêu biến thiên nhiều lần, nhưng vẫn dễ dàng dò được do tần số và những đặc điểm đặc thù.

Vật lí lớp 7 bài 12 Độ to của âm

I – ÂM TO, ÂM NHỎ – BIÊN ĐỘ DAO ĐỘNG

– Độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó được gọi là biên độ dao động.

– Nhận xét: Biên độ dao động càng lớn âm phát ra càng to.

II – ĐỘ TO CỦA MỘT SỐ ÂM

– Độ to của âm được đo bằng đơn vị đềxiben (kí hiệu dB).

– Độ to của âm phụ thuộc vào biên độ dao động như sau:

+ Biên độ dao động càng lớn, âm phát ra to.

+ Biên độ dao động thấp, âm phát ra nhỏ.

– Người ta có thể dùng máy để đo độ to của âm

Bảng độ to của một số âm

Nguồn âm Độ to
Thả một chiếc lá rơi, âm thanh khi lá chạm đất 10dB
Tiếng nói thì thầm 20dB
Tiếng nói chuyện bình thường 40dB
Tiếng nhạc to 60dB
Tiếng ồn rất to ở ngoài phố 80dB
Tiếng ồn của máy móc nặng trong công xưởng 100dB
Tiếng sét 120dB
Ngưỡng đau (làm đau nhức tai)(Tiếng động cơ phản lực ở cách 4m)  130dB

– Loa là một thiết bị dùng để làm tăng độ to của âm thanh.

– Cấu tạo chính của loa là một màng dao động, tín hiệu được đưa vào hai dây điện của loa. Biên độ dao động của màng loa càng lớn, âm phát ra càng to.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC

Câu hỏi 1: Giải thích tại sao thùng rỗng kêu to?

Trả lời:

+ Khi gõ vào thùng, không khí trong thùng bắt đầu dao động (va chạm qua lại trong thùng), tùy theo mức độ gõ vào thùng lớn hay nhỏ mà không khí trong thùng sẽ có tần số dao động lớn hơn.
+ Thùng rỗng (thùng không có vật ở bên trong) thì không khí trong thùng được dao động nhanh hơn vì không có vật cản vậy nên biên độ dao động to hơn.

Câu hỏi 2: Khi rót nước vào trong cốc và đổ nước vào ngày càng cao đồng thời dùng thìa để gõ khi đó âm thanh phát ra sẽ thay đổi như thế nào?

Trả lời:

– Cốc và nước trong cốc sẽ dao động và phát ra âm thanh. Cốc có nhiều nước nhất phát ra âm trầm nhất. Cốc có ít nước nhất phát ra âm bổng nhất. Vì khi ta làm thế cột không khí dao động và phát ra âm thanh. Cốc có cột không khí dài nhất phát ra âm trầm nhất.

Vật lí lớp 7 bài 13 Môi trường truyền âm

I – MÔI TRƯỜNG TRUYỀN ÂM

– Chất rắn, chất lỏng và chất khí là những môi trường có thể truyền được âm.

– Chân không không thể truyền được âm.

– Ở vị trí càng gần nguồn âm thì âm nghe càng rõ.

– Giải thích sự truyền âm:

+ Âm truyền được trong các chất khí, lỏng, rắn là do khi các nguồn âm dao động, nó sẽ làm cho các hạt cấu tạo nên chất rắn, lỏng, khí ở sát nó cũng dao động theo. Những dao động này lại truyền dao động cho các hạt khác ở gần chúng và cứ thế dao động truyền được đi xa.

+ Môi trường chân không không có vật chất nên không truyền được âm.

II – VẬN TỐC TRUYỀN ÂM

v_r : vận tốc truyền âm trong chất rắn

v_l: vận tốc truyền âm trong chất lỏng

{{v}_{k}}: vận tốc truyền âm trong chất khí

Ta có: {{v}_{r}}>{{v}_{l}}>{{v}_{k}}” width=”99″ height=”17″></p>
<p>* Vận tốc truyền âm trong không khí: <sub></sub></p>
<p><strong>Ví dụ</strong>: Vận tốc truyền âm của một số chất ở <img loading=

Không khí Nước Thép
340m/s 1500m/s 6100m/s

Nhận xét: Vận tốc truyền âm trong chất rắn lớn hơn trong chất lỏng, vận tốc truyền âm trong chất lỏng lớn hơn trong chất khí.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Câu hỏi: Tại sao khi ta áp tai vào tường ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, còn khi không áp tai vào tường lại không nghe được?

Trả lời:

– Khi áp tai vào tường, ta có thể nghe được tiếng cười nói ở phòng bên cạnh, vì âm truyền trực tiếp qua vật rắn. Khi để tai tự do trong không khí, thì tường đóng vai trò vật cách âm, nên ta không nghe thấy tiếng cười nói ở phòng bên cạnh.

Câu hỏi: Tại sao trong môi trường rắn, lỏng, khí có thể truyền âm, còn môi trường chân không thì không thể truyền âm?

Trả lời:

+ Vì trong môi trường chân không không có các hạt chất dao động nên môi trường chân không không thể truyền được âm.

– Trong môi trường rắn, lỏng, khí là môi trường có các hạt chất dao động truyền đến tai làm màng nhĩ dao động truyền tín hiệu lên não làm ta cảm nhận được âm thanh nên môi trường rắn, lỏng, khí có thể truyền được âm.

Vật lý lớp 7 Bài 14 Phản xạ âm, Tiếng vang

I – ÂM PHẢN XẠ – TIẾNG VANG

– Âm phản xạ là âm dội lại khi gặp một mặt chắn

– Tiếng vang là khi âm truyền đến vách đá dội lại đến tai ta chậm hơn âm truyền trực tiếp đến tai môt khoảng thời gian ít nhất là  giây.

– Âm gặp mặt chắn đều bị phản xạ nhiều hay ít.

II – VẬT PHẢN XẠ ÂM TỐT VÀ VẬT PHẢN XẠ ÂM KÉM

– Những vật cứng có bề mặt nhẵn thì phản xạ âm tốt (hấp thụ âm kém)

– Những vật mềm, xốp có bề mặt gồ ghề thì phản xạ âm kém

Các cách làm mất đi sự ảnh hưởng của phản xạ âm:

– Cách 1: Làm mất âm phản xạ bằng cách dùng vật liệu hấp thụ âm

– Cách 2: Hướng âm phản xạ đi nơi khác bằng cách làm các bề mặt nghiêng

– Cách 3: Bố trí sao cho âm phản xạ đến trước

Chú ý:

Trong các phòng thu, người ta thường làm tường sần và treo rèm nhung để giảm tiếng vang

+ Người ta sử dụng sự phản xạ của siêu âm để xác định độ sâu của biển

III – CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Câu hỏi: Một người đứng cách bức tương 30m. Hỏi có nghe thấy tiếng vang không? Biết vận tốc của âm truyền trong không khí là 340m/s.

Trả lời:

– Quãng đường âm truyền đi và phản xạ trở lại là:

– Thời gian từ khi âm phát ra cho đến khi nghe được âm thanh phản xạ là:

Vậy ta có thể nghe được âm thanh

Câu hỏi: Vì sao trong đêm yên tĩnh khi đi bộ ở ngõ hẹp giữa hai bên tường cao, ngoài tiếng chân ra còn nghe thấy một âm thanh khác giống như có người đang theo sát?
Trả lời:

Bạn đêm yên tĩnh, khi đi bộ trong ngõ hẻm giữa 2 bên tường cao thì ngoài tiếng động của bước chân, ta còn nghe được tiếng vang của các âm đó, do có những âm phản xạ từ 2 bên tường đến tai mà ta phân biệt được với âm phát ra. Vì thế ta có cảm giác như có người đi theo, khi ta chạy thì tiếng bước chân dồn dập nên tiếng vang cũng dồn dập. Nếu ta dừng lại thì ko còn nghe tiếng bước chân nên tiếng vang cũng mất.

– Cá heo, dơi phát ra siêu âm và nhờ âm phản xạ để tìm thức ăn.

– Dơi còn có thể sử dụng phản xạ của siêu âm để tránh chướng ngại vật khi bay.

Vật lý lớp 7 bài 15 Chống ô nhiễm môi trường

I – NHẬN BIẾT Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

– Ô nhiễm tiếng ồn xảy ra khi tiếng ồn to, kéo dài, gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và hoạt động bình thường của con người.

II – BIỆN PHÁP CHỐNG Ô NHIỄM TIẾNG ỒN

– Để chống ô nhiễm tiếng ồn cần: làm giảm độ to của tiếng ồn phát ra, ngăn chặn đường truyền âm, làm cho âm truyền theo hướng khác

Những vật liệu được dùng để làm giảm tiếng ồn truyền đến tai gọi là những vật liệu cách âm

+ Một số vật liệu thường dùng để ngăn chặn âm (làm cho âm truyền qua ít): tường gạch, trần bê tông, vách gỗ, …

+ Một số vật liệu phản xạ âm tốt được dùng để cách âm: kính, mặt đá hoa, …

Một số biện pháp chống ô nhiễm tiếng ồn thường được dùng:

+ Trồng cây: Trồng cây xung quanh trường học, bệnh viện, nơi làm việc, trên đường phố và đường cao tốc là cách rất hiệu quả để giảm tiếng ồn.
+ Lắp thiết bị giảm âm: Lắp một số thiết bị giảm âm trong phòng làm việc sử dụng thảm, rèm, thiết bị cách âm để giảm tối thiểu tiếng ồn từ bên ngoài truyền vào.
+ Đề ra nguyên tắc: Lập bảng thông báo quy định về việc gây ồn. Cùng nhau xây dựng ý thức giữ trật tự cho mọi người.
+ Các phương tiện giao thông cũ, lạc hậu gây ra những tiếng ồn rất lớn. Vì vậy cần lắp đặt ống xả và các thiết bị chống ồn trên xe. Kiểm tra, đình chỉ hoạt động của các phương tiện giao thông đã cũ hoặc lạc hậu.
+ Tránh xa các nguồn gây tiếng ồn: Không đứng gần các máy móc, thiết bị gây ồn như máy bay, các động cơ, máy khoan, khi cần tiếp xúc các thiết bị đó phải sử dụng các thiết bị bảo hộ (mũ chống ồn) và tuân thủ các quy tắc an toàn. Xây các trường học, bệnh viện xa khu dân cư, xa nguồn gây ra ô nhiễm tiếng ồn.

Câu hỏi: Người ta đo được tiếng ồn trong xưởng làm việc có các máy móc thiết bị hoạt động khoảng là 100dB, cho biết độ to này ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân không? Vì sao?

Trả lời:

-Âm thanh to vào mức 100dB thì chưa đủ lớn để gây nguy hiểm ngay đến tai của những người công nhân vì âm thanh khoảng từ 120dB mới gây thủng màng nhĩ và gây nguy hiểm đến thính giác.

-Tuy vậy nếu nhưng người công nhân này mà tiếp xúc với những âm thanh này trong một khoảng thời gian dài có thể gây những bệnh lý ảnh hưởng đến thính giác và gây những bệnh điếc và loãng tai khi về già. Vậy những âm thanh này có ảnh hưởng to lớn tới sức khoẻ của người công nhân.

Học kì 2 – Chương 3. Điện học

1. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch nối tiếp

a. Cường độ dòng điện bằng nhau tại các vị trí khác nhau của mạch

I1 = I2 = I3

Trong đó:

I1 là cường độ dòng điện tại vị trí 1

I2 là cường độ dòng điện tại vị trí 2

I3 Là cường độ dòng điện tại vị trí 3

b. hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch bằng tổng các hiệu điện thế trên mỗi đèn

U13 = U12 + U23

Trong đó:

U13 là hiệu điện thế toàn mạch hay mạch chính

U12 là hiệu điện thế bóng đèn 1

U23 là hiệu điện thế bóng đèn 2

2. Cường độ dòng điện và hiệu điện thế đối với đoạn mạch song song

a. cường độ dòng điện mạch chính bằng tổng các cường độ dòng điện mạch rẽ

I = I1 = I2

I là cường độ dòng điện mạch chính

I1 là cường độ dòng điện qua bóng đèn 1

I2 là cường độ dòng điện qua bóng đèn 2

b. Hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung bằng hiệu điện thế giữa hai đầu các đèn mắc song song

UMN = U12 = U34

UMN là hiệu điện thế giữa hai điểm nối chung M, N

U12 là hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 1

U34 là hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn 2

Vật lý lớp 7 bài 17 Sự nhiễm điện do cọ xát

I – THẾ NÀO LÀ VẬT NHIỄM ĐIỆN

– Vật nhiễm điện là vật có khả năng hút hay đẩy các vật khác hoặc phóng tia lửa điện sang các vật khác

II – NHIỄM ĐIỆN DO CỌ XÁT

– Nhiều vật khi bị cọ xát trở thành các vật nhiễm điện

Ví dụ: Cọ xát một thước nhựa vào vải len

+ Nếu đưa chiếc thước nhựa đã bị nhiễm điện lại gần những mẩu giấy vụn ta thấy thước nhựa có thể hút được các mẩu giấy đó.

+ Nếu đưa bút thử điện chạm vào thước nhựa thì bóng đèn trong bút thử điện sẽ lóe sáng.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Ví dụ: Cánh quạt bị nhiễm điện do ma sát với không khí (Hiện tượng nhiễm điện do ma sát). Khi các hạt bụi có rất nhiều trong không khí lại gần cánh quạt, chúng bị nhiễm điện do cảm ứng. Nhờ vậy cánh quạt và các hạt bụi hút nhau, bụi dính vào cánh quạt. Lực hút của các phần tử nhiễm điện như trên gọi là lực hút tĩnh điện. Sau một thời gian lượng bụi càng ngày càng dày lên. Nếu quan sát ta thấy phần rìa cánh quạt chém vào không khí dính nhiều bụi nhất.

Câu hỏi: Một thanh thủy tinh không bị nhiễm điện được treo trên giá bằng một sợi dây mềm. Cọ xát một đầu thước nhựa rồi đưa đầu thước này lại gần một đầu thanh thủy tinh nói trên. Hỏi có hiện tượng gì xảy ra và vì sao?
Trả lời:
Thước nhựa hút thanh thuỷ tinh vì vật bị nhiễm điện có khả năng hút các vật khác

Vật lý lớp 7 bài 18 Hai loại điện tích

I – HAI LOẠI ĐIỆN TÍCH

– Có hai loại điện tích: điện tích dương và điện tích âm

– Quy ước:

+ Điện tích của thanh thủy tinh khi cọ xát vào lụa gọi là điện tích dương left( + right)

+ Điện tích của thanh nhựa sẫm màu khi cọ xát vào vải khô là điện tích âm left( - right)

– Khi các vật nhiễm điện đặt lại gần nhau thì chúng tác dụng lực lên nhau (gọi là tương tác điện):

+ Hai vật nhiễm điện cùng loại (cùng dấu) thì đẩy nhau

+ Hai vật nhiễm điện khác loại (khác dấu) thì hút nhau

Một vật nhiễm điện âm nếu nhận thêm electron, nhiễm điện dương nếu mất bớt electron.

II – SƠ LƯỢC VỀ CẤU TẠO NGUYÊN TỬ

Mọi vật đều được cấu tạo từ các nguyên tử

– Nguyên tử gồm hạt nhân mang điện tích dương và các electron mang điện âm chuyển động quanh hạt nhân

– Tổng điện tích âm của các electron có trị số tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Do đó, bình thường nguyên tử trung hòa về điện

– Electron có thể dịch chuyển từ nguyên tử này sang nguyên tử khác, từ vật này sang vật khác.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Câu 1: Mảnh len sau khi cọ xát vào mảnh pôliêtilen và mảnh lụa sau khi cọ xát vào mảnh thủy tinh hút nhau vì:
A. Chúng nhiễm điện khác loại.

B. Mảnh len nhiễm điện tích dương, mảnh lụa nhiễm điện tích âm.

C. Mảnh lụa nhiễm điện tích dương, mảnh len nhiễm điện tích âm.

D. Chúng đều nhiễm điện.

Câu 2: Hai mảnh len cọ xát vào hai mảnh pôliêtilen thì hai mảnh pôliêtilen nhiễm điện cùng loại vì:
A. Hai mảnh cùng một chất đều là pôliêtilen.

B. Nhiễm điện đều bằng cách cọ xát.

C. Do hai vật nhiễm điện đều là pôliêtilen, hai vật dùng để cọ xát đều là len.

D. Chúng đều được cọ xát bằng một chất là len.

Câu 3. Thước nhựa và mảnh vải trước khi cọ xát đều chưa bị nhiễm điện vì:

A. Êlectrôn không dịch chuyển từ vật này sang vật khác.

B. Êlectrôn vẫn quay quanh hạt nhân.

C. Tổng các điện tích âm của các êlectrôn có giá trị tuyệt đối bằng điện tích dương của hạt nhân. Mọi nguyên tử trong các vật đều trung hòa về điện.

D. Chưa có cọ xát thì các vật chưa nhiễm điện.

Câu 4: Thanh thuỷ tinh nhiễm điện và mảnh pôliêtilen nhiễm điện hút lẫn nhau vì:
A. Mảnh pôliêtilen nhẹ, thủy tinh nặng. B. Chúng nhiễm điện khác loại.

C. Chúng đều nhiễm điện. D. Chúng đặt gần nhau.

Câu 5: Trước khi cọ xát, trong thủy tinh và mảnh lụa đều có điện tích dương và điện tích âm vì:
A. Chưa có sự dịch chuyển qua lại của các êlectrôn.

B. Mỗi nguyên tử đều được cấu tạo từ hạt nhân mang điện tích dương và các êlectrôn mang điện tích âm. Chưa cọ xát thì số các hạt mang điện trong nguyên tử vẫn không đổi.

C. Mỗi nguyên tử của chúng đều ở trạng thái trung hòa về điện.

D. Chúng đều chưa bị mất điện tích âm và điện tích dương.

Vật lý lớp 7 bài 19 Dòng điện, Nguồn điện

I – DÒNG ĐIỆN

– Dòng điện là dòng các điện tích dịch chuyển có hướng.

– Đèn điện sáng, quạt điện khi quay và các thiết bị điện khác hoạt động khi có dòng điện chạy qua.

II – NGUỒN ĐIỆN

Nguồn điện là thiết bị cung cấp dòng điện lâu dài cho các dụng cụ dùng điện có thể hoạt động.

Ví dụ: Pin, Ác quy, …

– Mỗi nguồn điện đều có hai cực: Cực dương  và cực âm 

– Dòng điện chạy trong mạch điện kín bao gồm các thiết bị điện được nối liền với hai cực của nguồn điện bằng dây điện.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Câu hỏi: Ở nhiều xe đạp có một bộ phận là nguồn điện gọi là đinamô tạo ra dòng điện thắp sáng bóng đèn. Hãy tìm hiểu cấu tạo và nguyên tắc hoạt động của đinamô.
Trả lời:

– Dinamo xe đạp là thiết bị bao gồm nắp quay ở phía trên, nam châm vĩnh cửu có thể quay ở trong nối cùng trục với nắp quay và một cuộn dây dẫn đứng yên. Khi bánh xe quay lúc xe chạy nắp quay sẽ quay theo, làm nam châm vĩnh cửu quay theo, nên đã làm thay đổi số đường sức từ xuyên qua tiết diện S của dây dẫn đứng yên làm xuất hiện dòng điện cảm ứng làm cho đèn sáng.

Vật lý lớp 7 bài 20 Chất dẫn điện và chất cách điện, Dòng điện trong kim loại

I – CHẤT DẪN ĐIỆN VÀ CHẤT CÁCH ĐIỆN

– Chất dẫn điện: là chất cho dòng điện đi qua.

– Chất cách điện: là chất không cho dòng điện đi qua.

– Chất dẫn điện (cách điện) được gọi là vật dẫn điện (cách điện) khi được dùng để làm các vật hay bộ phân dẫn điện (cách điện).

Ví dụ:

+ Các kim loại, dung dịch muối, axit, nước thường dùng … là các vật liệu dẫn điện.

+ Nước nguyên chất, gỗ khô, không khí, nhựa, chất dẻo, cao su, … là cac vật liệu cách điện ở điều kiện thường.

II – DÒNG ĐIỆN TRONG KIM LOẠI

– Kim loại là chất dẫn điện.

– Trong kim loại có các electron thoát ra khỏi nguyên tử và chuyển động tự do trong kim loại. Các electron đó gọi là electron tự do.

– Dòng điện trong kim loại là dòng các electron tự do dịch chuyển có hướng.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Câu hỏi: Không khí ở điều kiện bình thường là chất cách điện. Hãy lấy ví dụ chứng minh không khí là chất cách điện.

Trả lời:

– Ví dụ chứng minh không khí là chất cách điện: Khi dây điện cho dòng điện chạy qua bị đứt khi ta đứng gần không chạm thì không bị giật điện.

Chú ý: Ví dụ trên chỉ đúng khi điều kiện không khí khô vì khi không khí ẩm ướt thì sẽ trở thành chất dẫn điện, gây nguy hiểm khi lại gần.

Câu hỏi: Tại sao ruột dây điện thường làm bằng kim loại, còn vỏ dây điện thường làm bằng nhựa?
Trả lời:
– Ruột dây điện thường làm bằng kim loại, còn vỏ dây điện thường làm bằng nhựa vì:
+ Kim loại là chất dẫn điện, nên lõi dây làm bằng kim loại để dẫn điện.
+ Nhựa là chất cách điện, vỏ dây làm bằng nhựa để cách điện, đảm bảo an toàn điện.

Vật lý lớp 7 bài 21 Sơ đồ mạch điện Chiều dòng điện

I – SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN

1. Kí hiệu của một số bộ phận mạch điện

2. Sơ đồ mạch điện

  • Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ và từ sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.
  • Nói cách khác Sơ đồ mạch điện là hình vẽ sử dụng các kí hiệu qui ước để biểu diễn một mạch điện. Mạch điện được mô tả bằng sơ đồ mạch điện có thể lắp mạch điện tương ứng.

Ví dụ các sơ đồ mạch điện:

+ Sơ đồ mạch điện gồm: 1 nguồn điện, 1 bóng đèn và 1 công tắc

+ Sơ đồ mạch điện gồm: 2 nguồn điện, 1 bóng đèn và 1 công tắc

II – CHIỀU DÒNG ĐIỆN

Quy ước về chiều dòng điện

  • Chiều dòng điện là chiều từ cực dương qua dây dẫn và các dụng cụ điện tới cực âm của nguồn điện.

Ví dụ:

Dòng điện cung cấp bởi pin, acquy có chiều không đổi gọi là dòng điện một chiều.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Ví dụ: Cho các dụng cụ điện gồm 1 nguồn điện 2 pin, bóng đèn, 1 công tắc.
a. Vẽ sơ đồ mạch điện kín với công tắc đóng.
b. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm những dung cụ điện như trên và mắc thêm 1 ampe kế đo cường độ dòng điện chạy trong mạch điện.
c. Vẽ sơ đồ mạch điện gồm những dụng cụ điện như câu b và mắc thêm 1 vôn kế đo hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn.

Trả lời:

a.

Vật lý lớp 7 bài 22 Tác dụng nhiệt và tác dụng phát sáng của dòng điện

I – TÁC DỤNG NHIỆT

– Dòng điện chạy qua mọi vật dẫn thông thường, đều làm cho vật dẫn nóng lên.

– Nếu vật dẫn nóng lên tới nhiệt độ cao thì nó phát sáng.

Ví dụ:

+ Khi cắm phích điện của bàn là (bàn ủi) vào ổ cắm điện, dòng điện chạy qua làm cho bàn là nóng lên, nhờ đó ta có thể ủi cho quần áo thẳng ra.

+ Một số ứng dụng tác dụng nhiệt của dòng điện là: Bếp điện dung dây may xo, nồi cơm điện, máy sưởi điện, …

Nguyên nhân gây ra tác dụng nhiệt của dòng điện là do các vật dẫn có điện trở. Tác dụng nhiệt có thể có lợi, có thể có hại.

– Một trong những ứng dụng quan trọng của tác dụng nhiệt là chế tạo ra chiếc cầu chì sử dụng trong gia đình. Cầu chì là một thiết bị có chức năng bảo vệ mạch điện khi có sự cố xảy ra về điện.

Nguyên lí hoạt động của cầu chì: Phần bên trong cầu chì có một đoạn dây chì. Khi dòng điện qua mạch quá cao sẽ làm dây chì bị nóng chảy và đứt, dòng điện bị ngắt và mạch điện được an toàn.

II – TÁC DỤNG PHÁT SÁNG

Một trong những ứng dụng quan trọng của dòng điện là tác dụng phát sáng. Nhiều loại đèn điện hoạt động dựa trên tác dụng này.

Dòng điện có thể làm sáng bóng đèn bút thử điện và điốt phát quang mặc dù các đèn này chưa nóng tới nhiệt độ cao

Ví dụ tác dụng phát sáng:

– Dòng điện có thể làm cho bóng đèn điện phát sáng, nhờ đó chúng ta có ánh sáng để sinh hoạt vào ban đêm.

– Dòng điện có thể làm phát sáng bóng đèn bút thử điện (bút dùng để thử có điện hay không) và đèn điốt phát quang (thường dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ dùng điện như rađiô, máy tính, điện thoại,…).

– Đèn nêon, dòng điện đi qua bóng đèn có chứa khí nêon làm chất khí phát sáng (đèn nóng lên không đáng kể, tiêu tốn ít điện năng nên được dùng rộng rãi trong đời sống sinh hoạt…).

– Đèn trong bút thử điện.

– Đèn điốt phát quang: đèn này có ưu điểm: rẽ, bền, tiêu tốn ít điện năng được dùng làm đèn báo ở nhiều dụng cụ và thiết bị điện như ở ở cắm, tivi, máy tính, ổn áp, nồi cơm điện, điện thoại di động,…

– Đèn sợi đốt, khi dòng điện qua dây tóc, dây tóc nóng lên tới nhiệt độ cao thì phát sáng.

III. CỦNG CỐ KIẾN THỨC BÀI HỌC

Câu hỏi:

a. Trong cầu chì, dây chì bị nóng chảy là do tác dụng nào của dòng điện gây ra? Tác dụng này có lợi hay có hại? Vì sao?

b. Có một vài người khi thấy dây chì bị đứt, họ dung một đoạn dây đồng để lắp vào thay thế dây chì thì mạch điện sẽ hoạt động trở lại. việc thay thế này là hoàn toàn không nên. Vì sao?

Trả lời:

a. Dây chì nóng chảy do tác dụng nhiệt của dòng điện. Tác dụng này có lợi vì nó giúp bảo vệ mạch điện.

b. Việc thay thế dây cầu chì bằng dây đồng là không nên vì nhiệt độ nóng chảy của đồng cao hơn nhiệt độ nóng chảy của chì nếu thay thế thì có thể không bảo vệ được các hiện tượng điện có hiện tượng đoản mạch hoặc có dòng điện lớn đi qua.

Câu hỏi: Tại sao đèn pin của chúng ta lúc mới lắp pin bóng đèn sáng hơn sau khi dùng nhiều ngày?

Trả lời:

– Pin mới lắp pin mới có khả năng cung cấp dòng điện mạnh hơn khi pin đã sử dụng lâu ngày. Vì thế tác dụng nhiệt và phát sáng của dòng điện khi pin mạnh tốt hơn khi pin yếu.

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 24: Cường độ dòng điện

I – CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN

Dòng điện càng mạnh thì cường độ dòng điện càng lớn

Số chỉ của ampe kế cho biết mức độ mạnh yếu của dòng điện và là giá trị của cường độ dòng điện.

+ Cường độ dòng điện được kí hiệu bằng chữ I

+ Đơn vị đo cường độ dòng điện là: Ampe – kí hiệu A

II – AMPE KẾ

Ampe kế là dụng cụ để đo cường độ dòng điện

+ Kí hiệu của ampe kế trong sơ đồ mạch điện:

Để đo cường độ dòng điện, cần mắc chốt dương (+) của ampe kế về phía cực dương của nguồn điện, chốt (-) của ampe kế về phía cực âm của nguồn điện (để cho chiều dòng điện đi từ chốt dương đến chốt âm của ampe kế). Hay nói cách khác, để đo cường độ dòng điện ta mắc nối tiếp ampe kế với vật dẫn

III – ĐỌC THÊM

+ Đơn vị của cường độ dòng điện được đặt theo tên nhà bác học người pháp Ampe.

+ Với dòng điện cường độ 1A chạy qua dây dẫn kim loại thì có 6,25 tỉ tỉ electron dịch chuyển qua tiết diện ngang của dây dẫn đó trong 1 giây.

+ Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường nếu dòng điện chạy qua nó có cường độ định mức. Quá mức đó sẽ làm hỏng dụng cụ (ví dụ: dây tóc bóng đèn sẽ bị đứt).

+ Đồng hồ đa năng là dụng cụ đo điện với nhiều chức năng, có loại dùng kim chỉ, có loại hiện số. Đồng hồ đa năng loại đơn giản nhất có thể dùng để đo cường độ dòng điện, hiệu điện thế và điện trở. Với mỗi chức năng đều có nhiều thang đo (giới hạn đo) khác nhau để lựa chọn cho phù hợp với yêu cầu đo.

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 23: Tác dụng từ, tác dụng hóa học và tác dụng sinh lý của dòng điện

I – TÁC DỤNG TỪ

1. Tính chất từ của nam châm, nam châm điện

Nam châm và nam châm điện có tính chất từ vì có khả năng hút vật bằng sắt hoặc thép, làm quay kim nam châm

2. Chuông điện

3. Kết luận về tác dụng từ của dòng điện

Dòng điện có tác dụng từ vì nó có thể làm quay kim nam châm.

Người ta ứng dụng tác dụng từ của dòng điện để chế tạo nhiều thiết bị như nam châm điện dùng trong các bến cảng, chuông điện dùng trong các trường học, các thiết bị tự động trong các máy móc….

II – TÁC DỤNG HÓA HỌC

Dòng điện có tác dụng hóa học, chẳng hạn khi cho dòng điện đi qua dung dịch muối đồng thì nó tách đồng ra khỏi dung dịch, tạo thành lớp đồng bám trên thỏi than nối với cực âm.

– Tác dụng hoá học của dòng điện là cơ sở của việc mạ điện như mạ đồng, mạ vàng, mạ kền,…việc mạ điện cho các vật kim loại vừa có tác dụng chống gỉ vừa làm cho các vật trở nên đẹp hơn.

III – TÁC DỤNG SINH LÍ

Dòng điện có tác dụng sinh lí khi đi qua cơ thể người và các động vật

+ Dòng điện có cường độ 1mA đi qua cơ thể người gây ra cảm giác tê, co cơ bắp (điện giật). Dòng điện càng mạnh càng nguy hiểm cho sức khỏe và tính mạng con người.

Dòng điện mạnh ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ thần kinh, tim ngừng đập, ngạt thở, nếu dòng điện mạnh có thể gây tử vong.

+ Dòng điện có cường độ nhỏ được sử dụng để chữa bệnh (điện châm)

+ Biện pháp an toàn: Cần tránh bị điện giật bằng cách sử dụng các chất cách điện để cách li dòng điện với cơ thể và tuân thủ các quy tắc an toàn điện

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 25: Hiệu điện thế

I – HIỆU ĐIỆN THẾ

Nguồn điện tạo ra giữa hai cực của nó một hiệu điện thế

+ Hiệu điện thế được kí hiệu bằng chữ U 

+ Đơn vị đo hiệu điện thế là: Vôn – kí hiệu V

+ Đối với các hiệu điện thế nhỏ người ta thường dùng đơn vị milivôn (mV) , lớn – kilôvôn kV

Chú ý: Số vôn ghi trên mỗi nguồn điện là giá trị của hiệu điện thế giữa hai cực của nó khi chưa mắc vào mạch.

II – VÔN KẾ

Vôn kế là dụng cụ dùng để đo hiệu điện thế.

Để đo hiệu điện thế, cần mắc chốt dương (+) của vôn kế với cực dương của nguồn điện, chốt âm của vôn kế với cực âm của nguồn điện.

Hay nói cách khác muốn đo hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch, ta phải mặc vôn kế song song với đoạn mạch đó.

III – ĐỌC THÊM

+ Đơn vị của hiệu điện thế được đặt theo tên nhà vật lí học người I-ta-li-a là Vôn-ta

+ Nếu trên mặt vôn kế hoặc trên thang đo có ghi chữ V thì số đo của vôn kế được tính ra đơn vị vôn; nếu ghi chữ mV thì tính theo đơn vị milivôn.

+ Ở đồng hồ đo điện đa năng và ở một số vôn kế có cấu tạo nhiều thang đo có các giới hạn đo khác nhau. Khi chưa thể ước lượng được giá trị hiệu điện thế cần đo, để tránh hư hỏng có thể xảy ra cho vôn kế, thoạt đầu cần sử dụng thang đo có giới hạn đo lớn nhất. Bằng cách đó, xác định sơ bộ giá trị hiệu điện thế cần đo, rồi căn cứ vào giá trị sơ bộ này mà chọn thang đo cho phù hợp.

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 26: Hiệu điện thế giữa hai đầu dụng cụ điện

I – HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DỤNG CỤ DÙNG ĐIỆN

Trong mạch điện kín, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn tạo ra dòng điện chạy qua bóng đèn đó

Đối với mỗi bóng đèn nhất định, hiệu điện thế giữa hai đầu bóng đèn càng lớn thì dòng điện chạy qua bóng đèn có cường độ càng lớn

II – HIỆU ĐIỆN THẾ ĐỊNH MỨC

Số vôn ghi trên các dụng cụ dùng điện là giá trị hiệu điện thế định mức.

Mỗi dụng cụ dùng điện sẽ hoạt động bình thường khi được sử dụng đúng hiệu điện thế định mức của nó. Nếu quá mức thì dụng cụ điện sẽ hỏng, chẳng hạn như dây tóc bóng đèn sẽ bị đứt

+ Về nguyên tắc, cần phải sử dụng hiệu điện thế định mức đã quy định cho mỗi dụng cụ điện. Tuy nhiên, các dụng cụ đốt nóng bằng điện (như bóng đèn dây tóc, bếp điện, bàn là, …) vẫn có thể hoạt động (dưới mức bình thường) với hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức.

+ Đặc biệt cần lưu ý: nếu sử dụng hiệu điện thế nhỏ hơn hiệu điện thế định mức có các động cơ điện (như quạt điện, máy bơm nước, tủ lạnh, …) và các thiết bị điện tử (như radio, tivi, máy tính, …) thì có thể gây hư hỏng cho các dụng cụ và thiết bị điện này.

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 27: Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp, mắc song song

I – ĐOẠN MẠCH MẮC NỐI TIẾP

– Đoạn mạch mắc nối tiếp thì hai dụng cụ đo có 1 điểm chung

Ví dụ:

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc nối tiếp:

II – ĐOẠN MẠCH MẮC SONG SONG

– Đoạn mạch song song thì hai dụng cụ đo có 2 điểm chung

Ví dụ:

– Cường độ dòng điện và hiệu điện thế của đoạn mạch mắc song song:

Lý thuyết Vật lý lớp 7 bài 29: An toàn khi sử dụng điện

I – DÒNG ĐIỆN ĐI QUA CƠ THỂ NGƯỜI CÓ THỂ GÂY NGUY HIỂM

Cơ thể người là một vật dẫn điện.

+ Dòng điện trên 10mA đi qua người làm cơ co giật rất mạnh, không thể duỗi tay khỏi đây điện khi chạm phải

+ Dòng điện trên 25mA đi qua ngực gây thương tổn tim

+ Dòng điện trên 70mA (40V) đi qua cơ thể làm tim ngừng đập

Dòng điện với cường độ 70mA trở lên đi qua cơ thể người hoặc làm việc với hiệu điện thế từ 40V trở lên là nguy hiểm đối với con người.

II – HIỆN TƯỢNG ĐOẢN MẠCH VÀ TÁC DỤNG CỦA CẦU CHÌ

1. Hiện tượng đoản mạch (ngắn mạch)

Đoản mạch là hiện tượng chập mạch hay nối tắt

(Cụ thể, hiện tượng đoản mạch xảy ra khi nguồn điện được nối với mạch ngoài có điện trở không đáng kể (R≈0) trong thực tế hiện tượng đoản mạch chính là hiện tượng xảy ra khi nối cực âm với cực dương của nguồn điện mà không qua thiết bị tiêu thụ điện.

– Khi bị đoản mạch, dòng điện trong mạch có giá trị cực đại I2»I1

– Tác hại của hiện tượng đoản mạch:

+ Cường độ dòng điện tăng quá lớn có thể làm chảy hoặc cháy vỏ bọc cách điện và các bộ phận khác tiếp xúc với nó hoặc gần nó. Từ đó có thể gây ra hỏa hoạn

+ Dây tóc bóng đèn bị đứt, dây quấn ở quạt điện bị nóng chảy và đứt, các mạch điện trong máy bị hư hỏng, …

2. Tác dụng của cầu chì

Cầu chì là thiết bị tự động ngắt mạch điện khi dòng điện có cường độ tăng quá mức, đặc biệt là khi đoản mạch

III – CÁC QUY TẮC AN TOÀN KHI SỬ DỤNG ĐIỆN

1. Làm thí nghiệm với các nguồn điện có hiệu điện thế dưới 40V.

2. Phải sử dụng các dây dẫn có vỏ bọc cách điện.

3. Mạch điện dân dụng gồm hai dây dẫn là dây “nóng” và dây “nguội”. Giữa chúng có hiệu điện thế 220V và dây nguội được nối với đất ở trạm phát điện. Vì thế giữa dây nóng và cơ thể người chạm đất có hiệu điện thế 220V là nguy hiểm với cơ thể người.

Không được tự mình chạm vào mạng điện dân dụng và các thiết bị điện nếu chưa biết rõ cách sử dụng.

4. Khi có người bị điện giật thì không được chạm vào người đó mà cần phải tìm cách ngắt ngay công tắc điện và gọi người cấp cứu.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post