Home Âm nhạc Cảm biến vân tay là gì? cảm ứng vân tay và các loại cảm biến vân tay trên điện thoại

Cảm biến vân tay là gì? cảm ứng vân tay và các loại cảm biến vân tay trên điện thoại

0
Cảm biến vân tay là gì? cảm ứng vân tay và các loại cảm biến vân tay trên điện thoại

1. Tất cả về cảm biến vân tay trên điện thoại

1.1. Cảm biến vân tay là gì?

Theo đúng tên gọi của mình, cảm biến vân tay sẽ quét (scan) vân tay của bạn và so sánh với một hình ảnh quét vân tay đã được lưu lại từ trước. Do mỗi người có một vân tay khác nhau nên hệ thống có thể nhận dạng người sử dụng một cách an toàn.

1.2. Cảm biến vân tay hoạt động như thế nào?

Thực tế về bản chất là một hệ thống có khả năng chụp và lưu bản in vân tay của người sử dụng một cách nhanh chóng, hệ thống này sẽ được đặt dưới một khung quét. Người dùng sẽ đặt tay lên nơi có cảm biến, lúc này cảm biến sẽ chụp lại hình ảnh này và các phần mềm sẽ phân tích hình ảnh này theo các vị trí lồi/ lõm trên đầu ngón tay của bạn.

Sau đó, dữ liệu này sẽ được so sánh với dữ liệu vân tay được lưu từ trước để nhận diện chính xác người dùng. Cảm biến vân tay sẽ sử dụng một hệ thống cảm biến dựa trên sóng vô tuyến, cho phép chụp lại không chỉ bề mặt lồi lõm trên đầu ngón tay mà thậm chí là cả lớp da ở dưới ngón tay nhằm chống lại các tính năng làm giả vân bàn tay tân tiến.

2. Lợi ích của cảm biến vân tay

– Chắc chắn rằng: Nó sẽ giúp người dùng mở khóa màn hình nhanh hơn

– Dữ liệu được bảo mật tốt, chỉ cho phép người dùng được định trước sử dụng thiết bị

3. Hiện này có những loại Cảm biến vân tay nào phổ biến?

3.1. Cảm biến quang học​​

Cảm biến quang học trên màn hình điện thoại hoạt động bằng cách sử dụng ánh sáng để chụp lại ngón tay và xác thực. Cụ thể, phía dưới tấm nền smartphone sẽ có một vùng hoạt động, ở đó có nguồn sáng tự kích hoạt nếu đưa ngón tay vào.

Sau khi chạm, một cảm biến hoặc camera nằm phía dưới sẽ ghi lại hình ảnh ngón tay. Trong lần đầu tiên cài đặt, vân tay sẽ được ghi lại và lưu vào cơ sở dữ liệu. Những lần tiếp theo, khi chạm ngón tay vào vùng hoạt động, cảm biến sẽ tiếp tục chụp và đối chiếu dấu vân tay với thông tin đã lưu. Nếu trùng khớp, thiết bị sẽ mở khóa và ngược lại.

Với cách thức này, việc mở khóa thiết bị diễn ra nhanh chóng. Tuy nhiên, độ bảo mật của nó không cao, bởi trên thực tế dấu vân tay được ghi lại ở dạng 2D và rất dễ bị “qua mặt”.

3.2. Cảm biến sóng siêu âm

Đúng như tên gọi của nó, cảm biến sử dụng sóng siêu âm phát ra để ghi nhận dấu vân tay thay vì cần đến nguồn sáng. Cảm biến siêu âm sử dụng sóng âm tần số cao. Khi đặt ngón tay vào để quét, sóng này sẽ tự phát ra, tương tác với da ngón tay và vân tay rồi bật ngược trở lại.

Một hệ thống khác ghi nhận và tạo ra một biểu đồ 3D về ngón tay này, sau đó lưu vào cơ sở dữ liệu. Cuối cùng, khi mở máy, hệ thống sẽ ghi nhận dấu vân tay mới và đối chiếu với dữ liệu có sẵn. Không giống như cảm biến quang học, cơ chế hoạt động của cảm biến siêu âm cho phép ghi nhận dấu vân tay cả trường hợp ngón tay bị ướt, bẩn.

Với cơ chế này thì độ bảo mật của nó cũng cao hơn nhờ vào cách thức xác thực 3D thay vì 2D.

3.3. Cảm biến điện dung

Loại cảm ứng này được đặt phía bên dưới màn hình cảm ứng của smartphone. Một lưới điện cực được sử dụng để phủ lên màn hình và có một dòng điện nhỏ chạy trong đó. Khi ngón tay của người sử dụng tới gần điện cực, điện dung trong lưới thay đổi và hệ thống có thể đo đạc cũng như tính toán được vị trí và cách thức mà người sử dụng tác động tới màn hình để đưa ra xử lý.

Đặc trưng của cảm biến điện dung sử dụng tụ điện để tái tạo mẫu, ghi nhớ toàn bộ chi tiết trên vân tay. Thường cảm biến này rất thông dụng trên những chiếc iPhone hiện nay

Kết luận:

Như vậy có thể nói trên điện thoại công nghệ cảm ứng vân tay hiện nay chủ yếu là 3 loại cảm ứng kể trên và nó đã phần nào đáp ứng nhu cầu bảo mật cũng như tiện dụng của tất cả người dùng phổ thông hiện nay

Rate this post