Home Âm nhạc Cảm biến va chạm ô tô là gì? | Học Điện Tử

Cảm biến va chạm ô tô là gì? | Học Điện Tử

0
Cảm biến va chạm ô tô là gì? | Học Điện Tử

Cảm biến va chạm ô tô là thiết bị giúp người lái quan sát rõ hơn các góc chết, giảm thiểu tốt đa tai nạn xảy ra trong quá trình di chuyển trên đường. Hãy cùng VHP Auto tìm hiểu về cảm biến va chạm ô tô qua bài viết này nhé!

Cảm biến va chạm xe ô tô

Cảm biến va chạm ô tô là gì?

Cảm biến va chạm ô tô là thiết bị được sử dụng dành riêng cho ô tô nhằm hỗ trợ cảnh báo nguy hiểm cho người ngồi trong xe khi di chuyển trên đường.

Khi đi trên đường, người lái sẽ không có được tầm nhìn rộng để quan sát được hết đường, vì thế không thể tránh được những va cham đáng tiếc xảy ra. Khi công nghệ phát triển, cảm biến va chạm ô tô ra đời nhằm giải quyết bài toán trên.

Hiầu hết các vụ tai nạn giao thông hiện nay xảy ra trong quá trình lùi xe. Vấn đề này có thể cải thiện được nhờ vào cách cài đặt các cảm biến trong thanh cản sau của xe. Các cảm biến này sẽ kết hợp với còi báo động của xe nhằm cảnh báo đến người điều khiển biết khi đến gần với chướng ngại vật.

Thông thường, một chiếc cảm biến va chạm sẽ có từ 2-8 cảm biến tùy từng loại. Cảm biến sẽ được sứ dụng cùng với giao diện điều khiển và còi báo động nằm phía bên trong của xe, càng nhiều cảm biến thì độ phủ sóng sẽ càng tốt.

Tính năng của cảm biến va chạm ô tô

Hệ thống cảnh báo va chạm phía trước

Đúng như tên gọi của nó, cảm biến va chạm ô tô với tính năng nổi bật hàng đầu là phát hiện các vật cản trên đường và cảnh báo đến người lái nhằm đảm bảo an toàn cho cả người ngồi trên xe và người đi đường.

Ở những cảm biến đời cao và thông minh có thể phát hiện được những chướng ngại vật ở phạm vi lớn. Thông thường những cảm biến này được lắp đặt ở phía mặt trong của cản. Khi xe trở về cảm biến số lùi, từ trường được tạo ra bởi bộ điều khiển giúp phát hiện các chướng ngại vật như người, xe,… và gửi tín hiệu âm thanh để cảnh báo người lái xe và ngăn ngừa tai nạn.

Những cảm biến này chỉ phát hiện vật thể khi xe đang chuyển động và cung cấp phản hồi thời gian thực. Cảm biến sự cố cần phát hiện va chạm và chuyển đổi nó thành tín hiệu rất nhanh. Các lực tác động lên các cảm biến sau khi có xảy ra va chạm có thể cao tới 100g (gấp 100 lần lực hấp dẫn của trái đất). Khi một chiếc xe bị dừng đột ngột do va chạm, các cảm biến đo gia tốc này chuyển tiếp nó đến bộ điều khiển dưới dạng dữ liệu và cảnh báo, ngăn ngừa.

Cảm biến va chạm

Hoạt động của cảm biến va chạm

Nhiều chiếc xe được gắn cảm biến áp suất cực nhanh ở cửa trước. Những cảm biến này phát hiện một vụ va chạm sau đó đẩy tấm cửa ngoài vào bên trong, tạo ra áp lực. Cảm biến gia tốc cũng được lắp gần trục để có thể phát hiện va chạm từ bên hông, nhằm không gây biến dạng cho cửa trước.

Nó hoạt động khi bạn giảm tốc nhất định, điều này nó cảm nhận bằng gia tốc kế. Vì vậy, về cơ bản cảm biến va chạm là một gia tốc kế tự động kích hoạt các túi khí được hoạt động, hay điều khiển con quay hồi chuyển hướng lái.

Khi hoạt động nó bao gồm điện từ và siêu âm, được sử dụng để đo khoảng cách giữa các phương tiện với chướng ngại vật đang chuyển động hay đứng yên. Sau đó nó gửi tín hiệu siêu âm, cảnh báo đã phát hiện ra chướng ngại vật. Bằng cách chuyển đổi thành báo động âm thanh để cảnh báo người lái xe. Đồng thời nó hiển thị số và vạch chia màu, xác định vị trí của chướng ngại vật nằm bên phải hay bên trái và khoảng cách là bao nhiêu ở màn hình trong xe. Lái xe có thể căn cứ vào âm thanh. Và vạch màu cảnh báo để xác định được khoảng cách lùi xe an toàn.

Rate this post