Home Âm nhạc Cảm biến radar là gì? Cảm biến vi sóng là gì?

Cảm biến radar là gì? Cảm biến vi sóng là gì?

0
Cảm biến radar là gì? Cảm biến vi sóng là gì?

Sự tiến bộ của khoa học công nghệ trong tự động hóa hiện nay đã tạo nên nhiều ứng dụng trong cuộc sống, cảm biến là một thiết bị khá phổ biến được sử dụng. Ở bài viết này tôi sẽ giới thiệu về cảm biến radar hay cảm biến vi sóng; ưu điểm và nhược điểm của cảm biến loại này và ứng dụng của nó vào thiết bị chiếu sáng cảm ứng.

Cảm biến radar hay cảm biến vi sóng là gì?

Cảm biến radar (hay còn gọi là cảm biến vi sóng). Đây là cảm biến sử dụng sóng vi ba (sóng siêu cao tần) là loại sóng có bước sóng từ 30cm (tần số 1Hz) đến 1cm (tần số 30GHz).

Bước sóng cảm biến radar
Bước sóng & tần số hoạt động của cảm biến radar

Hoạt động của cảm biến radar dựa trên nguyên lý của hiệu ứng Droppler, cảm biến radar sẽ phát ra bước sóng viba có tần số điều chế sóng liên tục 5.8Ghz, ở mức dưới 10m sẽ nhận tín hiệu khi có sự chuyển động qua lại. Bộ phận nhận tín hiệu tại đầu cảm biến sẽ so sánh và tính toán sự thay đổi của tần số phát đi và tần số thu về để nhận biết được có sự chuyển động trong vùng làm việc hay không.

Nguyên lý hoạt động cảm biến vi sóng radar
Nguyên lý hoạt động của cảm biến vi sóng radar

Cảm biến vi sóng radar sử dụng bước sóng mang với tần số cao 5.8Ghz phát ra chùm tia rất hẹp. Vì vậy cảm biến có thể phát hiện phát hiện ra được sự chuyển động của các vật thể nhỏ. Điều này có thể đem đến cho chúng ta kết quả với độ chính xác rất cao.

——->>>>>>>> Xem thêm về cảm biến hồng ngoại là gì?

Nguyên lý hoạt động của cảm biến radar:

Cảm biến vi sóng radar hoạt động dựa trên nguyên lý của hiệu ứng Droppler. Đây là một hiệu ứng vật lý được đặt tên theo Christian Andreas Doppler, theo đó tần số và bước sóng của các loại sóng nói chung bị thay đổi khi có sự dịch chuyển tương đối của nguồn phát sóng và đối tượng quan sát.

Nguyên lý hoạt động cảm biến radar
Nguyên lý hoạt động cảm biến vi sóng radar

Nguyên lý hoạt động của cảm biến vi sóng radar là phát ra sóng viba liên tục với tần số 5.8Ghz, khi gặp vật cản sóng này sẽ bị phản xạ và phản hồi lại cảm biến. Cảm biến radar sẽ tiếp nhận, tính toán sự thay đổi của tần số phát và tần số thu để biết được khoảng cách từ điều phát sóng đến điểm nhận biết sóng dựa trên công thức toán học.

ϝ = v/λ

Trong đó:

Ϝ: tần số của sóng

v: vận tốc sóng

λ: bước sóng ánh sáng

Ưu nhược điểm của cảm biến radar:

Ưu điểm:

– Cảm biến radar không bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của môi trường.

– Các tín hiệu đo từ cảm biến rada luôn được ổn định ngay cả trong điều kiện bất lợi của môi trường.

– Với tần số phát sóng cao với chùm tia hẹp, cảm biến radar sẽ không bị ảnh hưởng bởi vật cản và không bị giới hạn góc quét.

– Thời gian đáp ứng của cảm biến nhanh và có thể đo được chính xác khoảng cách của đối tượng cần đo.

Nhược điểm:

– Cảm biến radar còn khá ít người biết đến, nên ứng dụng của nó còn hạn chế.

– Giá thành sản phẩm đắt hơn so với các loại cảm biến khác có cùng chức năng.

– Do thiết bị sử dụng sóng để nhận biết nên sẽ có hạn chế điểm chết ở cận trên và cận dưới

– Không giới hạn góc quét.

Ứng dụng của cảm biến radar:

Ứng dụng cảm biến radar trong công nghiệp, xây dựng & sản xuất:

  • Cảm biến radar đo mức chất lỏng trong bể chứa, đo mực chất rắn trong các silo lớn.
  • Đo mực chất rắn trong các bồn bể chứa vật liệu xây dựng, đá, xi măng, bê tông.

Ứng dụng cảm biến radar để tính toán và tránh vật cản trong công nghiệp otô

Ứng dụng cảm biến radar trong chiếu sáng.

  • Ngoài ứng dụng của đèn cảm ứng hồng ngoại trong chiếu sáng, cảm biến rada còn được sử dụng trong trường hợp nay như là loại cảm biến phát hiện chuyển động để bật sáng bóng đèn. Tham khảo về đèn cảm ứng
Ứng dụng cảm biến radar trong chiếu sáng
Ứng dụng cảm biến radar trong chiếu sáng
  • Cảm biến radar được tích hợp vào đế của đèn có đuôi vặn E27 và được sử dụng như là một đui đèn cảm ứng radar. Loại này có tính năng tương tự như là đuôi đèn cảm ứng hồng ngoại. Dùng để phát hiện có sự chuyển động của người hay vật
  • Cảm biến radar sử dụng như là một công tắc cảm biến. Loại này tương tự với công tắc cảm ứng hồng ngoại. Cảm biến này có thể sử dụng để phát hiện chuyển động tại vị trí đặt cảm biến và bật sáng đèn tại vị trí khác.

Kết luận:

Bài viết này đã giúp bạn hiểu rõ về cảm biến radar và nguyên lý hoạt động cũng như ứng dụng của cảm biến vi sóng mobitool.net đây, chúng tôi cũng giới thiệu về các loại cảm biến tự động thường được sử dụng trong lĩnh vực chiếu sáng nhằm tiết kiệm và giảm chi phí điện năng tiêu thụ. Các bạn có thể lựa chọn cho mình một sản phẩm phù hợp nhất.

Besun LED Light chuyên tư vấn, cung cấp và lắp đặt các thiết bị chiếu sáng. Liên hệ sdt: 0918.872.588 để được hỗ trợ một cách tốt nhất.

———->>>>>>> Cảm ứng hồng ngoại là gì? Phân biệt cảm ứng hồng ngoại và cảm ứng radar.

Rate this post