Home Âm nhạc Cảm Biến Nhiệt Độ Nước Làm Mát – THW Sensor: 8 yếu tố cần hiểu rõ

Cảm Biến Nhiệt Độ Nước Làm Mát – THW Sensor: 8 yếu tố cần hiểu rõ

0
Cảm Biến Nhiệt Độ Nước Làm Mát – THW Sensor: 8 yếu tố cần hiểu rõ

Cảm biến trên ô tô cũng giống như các giác quan trên cơ thể con người, chúng giúp ta thu thập thông tin, xử lý và truyền đến trung tâm điều khiển, giúp cho động cơ hoạt động một cách trơn tru, hiệu quả nhất. Cảm biến nhiệt độ nước làm mát cùng các cảm biến khác có chung nhiệm vụ như vậy.

Cảm Biến Nhiệt Độ Nước Làm Mát - THW Sensor

Mời các bạn cùng Trung tâm huấn luyện kỹ thuật ô tô Việt Nam – VATC tìm hiểu về cảm biến này nhé!

1. Chức năng và nhiệm vụ

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có nhiệm vụ đo nhiệt độ của nước làm mát động cơ và truyền tín hiệu đến bộ xử lý trung tâm để tính toán thời gian phun nhiên liệu, góc đánh lửa sớm, tốc độ chạy không tải, …ở một số dòng xe, tín hiệu này còn được dùng để điều khiển hệ thống kiểm soát khí xả, chạy quạt làm mát động cơ.

Nếu thiếu đi cảm biến này, xe sẽ khó khởi động.

2. Nguyên lý hoạt động

Điện trở nhiệt là một phần tử cảm nhận thay đổi điện trở theo nhiệt độ. Nó được làm bằng vật liệu bán dẫn nên có hệ số nhiệt điện trở âm. Khi nhiệt độ tăng điện trở giảm và ngược lại, khi nhiệt độ giảm thì điện trở tăng. Các loại cảm biến nhiệt độ hoạt động cùng nguyên lý nhưng mức hoạt động và sự thay đổi điện trở theo nhiệt độ có khác nhau. Sự thay đổi giá trị điện trở sẽ làm thay đổi giá trị điện áp được gửi đến ECU động cơ trên nền tảng cầu phân áp.

Cảm Biến Nhiệt Độ Nước Làm Mát - THW Sensor

Điện áp 5V qua điện trở chuẩn (điện trở này có giá trị không đổi theo nhiệt độ) đến cảm biến rồi trở về ECU về mass. Như vậy điện trở chuẩn và nhiệt điện trở trong cảm biến tạo thành một cầu phân áp. Điện áp điểm giữa cầu được đưa đến bộ chuyển đổi tín hiệu tương tự – số (bộ chuyển đổi ADC – Analog to Digital converter).

Khi nhiệt độ động cơ thấp, giá trị điện trở cảm biến cao và điện áp gửi đến bộ biến đổi ADC lớn. Tín hiệu điện áp được chuyển đổi thành một dãy xung vuông và được giải mã nhờ bộ vi xử lý để thông báo cho ECU động cơ biết động cơ đang lạnh. Khi động cơ nóng, giá trị điện trở cảm biến giảm kéo theo điện áp đặt giảm, báo cho ECU động cơ biết là động cơ đang nóng.

Cảm Biến Nhiệt Độ Nước Làm Mát - THW Sensor
Đường đặc tính tuyến của cảm biến nhiệt độ nước.

3. Cấu tạo

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có cấu tạo dạng trụ rỗng có ren ngoài, bên trong có lắp một điện trở bán dẫn có hệ số nhiệt điện trở âm.

Cảm Biến Nhiệt Độ Nước Làm Mát - THW Sensor
Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ nước.

4. Thông số kỹ thuật

Cảm biến này luôn được cấp một nguồn không đổi 5V từ ECU.

5. Sơ đồ mạch điện

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát có 2 chân, 1 chân tín hiệu THW và 1 chân mass E2.

Cảm Biến Nhiệt Độ Nước Làm Mát - THW Sensor

6. Cách kiểm tra

Để kiểm tra hoạt động của cảm biến nhiệt độ nước làm mát, ta phải đo giá trị điện trở của cảm biến khi có sự thay đổi về nhiệt.

Chúng ta dùng đồng hồ VOM, bật chế độ đo Ω.

  • Dùng bật lửa hoặc nhúng cảm biến vào nước nóng. Nếu điện trở có giá trị từ 0,2 – 0,3 Ω, thì cảm biến còn hoạt động tốt.
  • Nếu nhúng cảm biến vào nước lạnh và thấy giá trị điện trở tăng từ 4,8 – 6,6 Ω, thì cảm biến hoạt động bình thường.

Cảm Biến Nhiệt Độ Nước Làm Mát - THW Sensor

7. Vị trí lắp đặt

Cảm biến nhiệt độ nước làm mát được gắn ở thân động cơ và tiếp xúc trực tiếp với nước làm mát.

Cảm Biến Nhiệt Độ Nước Làm Mát - THW Sensor

8. Các triệu chứng thường gặp hư hỏng

Khi cảm biến nhiệt độ nước làm mát bị hư hỏng, xe thường có các dấu hiệu: Sáng đèn CHECK ENGINE với mã lỗi báo hỏng cảm biến, xe khó khởi động, tốn nhiên liệu hơn bình thường, thời gian hâm nóng động cơ lâu,…

Chúc bạn học tập hiệu quả!

Trung Tâm Huấn Luyện Kỹ Thuật Ô Tô Việt Nam VATC – Học Để Làm Được

Rate this post