Home Âm nhạc Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là gì? Cấu tạo, nguyên lý, chức năng hoạt động

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là gì? Cấu tạo, nguyên lý, chức năng hoạt động

0
Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là gì? Cấu tạo, nguyên lý, chức năng hoạt động

Cảm biến nhiệt độ khí nạp là bộ phận có nhiệm vụ theo dõi nhiệt độ của không khí đi vào động cơ. Tương đương cảm biến nhiệt độ nước. Cảm biến nhiệt độ bao gồm một nhiệt điện trở được lắp trong bộ đo gió hoặc trên đường ống nạp. Trong bài viết này chúng ta hãy tìm hiểu về cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là gì, cấu tạo, nguyên lý, chức năng hoạt động mời quý độc giả hãy cùng theo dõi nhé!

Cảm biến nhiệt độ khí nạp (IAT) là gì?

Cảm biến nhiệt độ khí nạp ( IAT – Intake Air Temperature) dùng để xác định nhiệt độ khí nạp. Trường hợp nhiệt độ khí nạp lớn hơn 20 độ C thì ECU sẽ giảm lượng xăng phun và ngược lại. Do đó, tỷ lệ hòa khí sẽ được đảm bảo theo nhiệt độ môi trường. Bộ phận IAT được bố trí bên trong bộ cảm biến lưu lượng khí nạp ( MAF).

Chức năng của cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT

Cảm biến nhiệt độ khí nạp có chức năng đo nhiệt độ khí nạp vào động cơ và gửi về hợp ECU để ECD thực hiện hiệu chỉnh như sau:

Hiệu chỉnh thời gian phun theo nhiệt độ không khí:

Khi nhiệt độ không khí thấp thì mật độ không khí sẽ đặc hơn, không khí thưa hơn ( ít ô xy hơn) ở nhiệt độ cao

Nhiệt độ thấp thì ECU sẽ hiệu chỉnh tăng thời gian phun nhiên liệu

Nếu nhiệt độ cao ECU tự động hiệu chỉnh giảm thời gian phun nhiên liệu

Hiệu chỉnh góc đánh lửa sớm theo nhiệt độ không khí: Nếu nhiệt độ khí nạp thấp, thời gian màng lửa cháy lan trong buồng đốt bị chậm hơn khi nhiệt độ khí nạp cao

Khi nhiệt độ thấp, ECU sẽ hiệu chỉnh tăng góc đánh lửa sớm

Khi nhiệt độ cao, ECU sẽ hiệu chỉnh giảm góc đánh lửa sớm

Cấu tạo của cảm biến nhiệt độ khí nạp

Bộ phận cấu thành là một điện trở nhiệt có trị số điện trở âm ( điện trở sẽ tăng khi nhiệt độ thấp và ngược lại)

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là gì? Cấu tạo, nguyên lý, chức năng hoạt động

Nguyên lý hoạt động cảm biến nhiệt độ khí nạp

Cảm biến nhiệt độ khí nạp được bố trí đặt ở đường ống nạp ( sau bầu lọc gió), có thể nằm chung với cảm biến khối lượng khí nạp ( MAF) hoặc cảm biến áp suất đường ống nạp ( MAP).

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là gì? Cấu tạo, nguyên lý, chức năng hoạt động

Trường hợp nhiệt độ không khí thấp điện trở cảm biến tăng cao và ngược lại điện trở cảm biến giảm khi nhiệt độ không khí tăng. Hiện tượng thay đổi điện trở của cảm biến sẽ làm thay đổi điện áp đặt ở chân cảm biến

Thông số kỹ thuật của cảm biến nhiệt độ khí nạp

Ở nhiệt độ 25 độ C thì Rcb = 1KΩ – 1.6 KΩ.

Vị trí của cảm biến nhiệt độ khí nạp

Nằm chung với MAP và MAF

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là gì? Cấu tạo, nguyên lý, chức năng hoạt động

Nằm rời bên ngoài

Cảm biến nhiệt độ khí nạp IAT là gì? Cấu tạo, nguyên lý, chức năng hoạt động

Cách thức kiểm tra và đo kiểm cảm biến nhiệt độ khí nạp

Có thể đo bằng cách dùng máy sấy tóc hơ vào cảm biến, sau đó lấy đồng hồ đo sự thay đổi điện trở của cảm biến

Nếu thấy kim đồng hồ đo có sự thay đổi thì cảm biến đang hoạt động rất tốt

Nếu kim đồng hồ không có chuyển biến thay đổi thì có thể cảm biến đã bị hỏng

Các hư hỏng thường gặp của cảm biến nhiệt độ khí nạp

Cảm biến gặp hỏng hóc thì lý do thường gặp sẽ là đứt dây hoặc dây cảm biến chạm nhau ( dây cảm biến chạm dương hoặc chạm mát)

Kinh nghiệm thực tế khi sửa chữa cảm biến nhiệt độ khí nạp

Khi bị dính bẩn ( nên dùng RP7 để vệ sinh, tuyệt đối không được dùng vòi hơi sịt vì nó thường nằm chung với MAF)

Cảm biến nhiệt độ không khí nạp IAT ( Intake Air Temperature ) gặp trường hợp bị lỗi cảm biến nhiệt độ không khí nạp động cơ sẽ không gây ảnh hưởng nhiều tới công suất, cảm nhận máy nổ không có gì thay đổi là mấy

==> Mua bán xe tải 2021

mobitool.net là diễn đàn giao lưu, trao đổi kinh nghiệm cũng như sàn giao dịch mua bán xe ô tô trực truyến uy tín nhất tại Việt Nam. Sở hữu lượng truy cập khá lớn mỗi ngày với giao diện website thân thiện với người dùng. Người có nhu cầu mua hoặc bán xe có thể lựa chọn, tìm hiểu nhiều dòng xe khác nhau và đăng tin bán xe hoàn toàn miễn phí.

Rate this post