Cảm biến lực căng ứng dụng trong máy xả cuộn hoặc ru lô cuộn trong ngành giấy, máy cán thu màng trong ngành bao bì …
Nhằm đảm bảo lực căng thông qua việc thay đổi tốc độ động cơ nhanh hay chậm.
Tín hiệu output của cảm biến lực căng đưa về biến tần, thông qua chức năng PID sẽ cân chỉnh tốc độ động cơ phù hợp nhất.
Hoặc liên kết với hệ thống có PLC điều khiển, tuy nhiên một số hệ thống có chức năng vận hành đơn giản (không có PLC) một số thiết bị điều khiển trung tâm có chức năng hiện thị và điều khiển, giá thành phù hợp, đảm bảo độ chính xác…
Hình ảnh cảm biến ứng dụng trong việc điều khiển lực căng
Dòng cảm biến này cho phép cài đặt khoảng cách hành trình một cách đơn giản.
Chức năng output tín hiệu analog từ vị trí thấp nhất đến vị trí cao nhất tương đương 4~20mA, do người vận hành cài đặt.
Để cài đặt cho cảm biến lực căng.
Nút Teach – in dùng để cài đặt mức thấp nhất , cao nhất và 1 mức cho cảm biến. Chuyển đổi chế độ output NO hay NC của cảm biến. Led trạng thái đỏ và vàng giúp phân biệt trạng thái dễ dàng hơn.
– Cài đặt mức cao nhất (out tương đương 20mA), để vật cản trước cảm biến trong khoảng cách yêu cầu và nhất Teach-in 1 lần, cảm biến sẽ lưu giá trị max sau 2 giây.
– Cài đặt mức ngắn nhất (tương đương 4 mA), sau khi cài mức xa nhất, để vật cản vào khoảng ngắn nhất, nhấn Teach-in 1 lần Led vàng sẽ chớp tắt 5 lần và lưu lại giá trị cài đạt.
– Ngoài out tín hiệu analog thì cảm biến còn chức năng out tín hiệu NO hoặc NC ở dây màu trắng. Nhấn nút Teach-in 8 giây để thay đổi trạng thái tác động ngõ r a NO hay NC của cảm biến lực căng. Trang thái thay đổi khi Led vàng của cảm biến chớp tăt 5 lần.
– Cài đặt cảm biến nhận 1 mức duy nhất, nhấn giữ nút Teach-in lâu hơn 1 giây nhưng không quá 8 giây.
Cảm biến hoạt động chính xác khi đường ống bồn chứa hoặc thành tác động đến sóng siêu âm phát ra từ cảm biến có bán kính tối thiểu 6 cm. Cảm biến lực căng có chức năng output tín hiệu, để hiện thị cần có bộ hiện thị và điều khiển nếu không dùng PLC và HIM