I. Mở đầu
Xin chào, hôm nay mình xin giới thiệu với mọi người một mô đun đơn giản để phát hiện lữa nhằm cảnh báo hỏa hoạn, dưới đây chỉ là một loại mô đun cảm biến đơn giản ứng dụng cho các thiết bị nhỏ phù hợp với các dự án ardunio của chúng ta. Còn nếu muốn ứng dụng thực tế với quy mô lớn hơn thì thế nào??Mình xin giới thiệu ở phần sau.
Và dự là bài sau nữa sẽ là kĩ thuật DTMF với Sim900A, vì mình vừa mới dành dùm xong mua nó với thêm cái sim,huhu tốn quá đi!!.
TTL Phong
II. Nguyên lí
Mọi vật có nhiệt độ lớn hơn 0 độ K đều phát ra tia hồng ngoại nhưng ở các bước sóng khác nhau, ví như hồng ngoại ở trên remote điều khiển có bước sóng từ 0,75-1,4 micromet và ở ngọn lửa thường là ở dải 760-1100 nanomet (đối với vật liệu cháy là các hợp chất hữu cơ thông thường, vật liệu cháy khác nhau bước sóng sẽ khác nhau), 2 ví dụ trên có cùng dãi bước sóng Hồng ngoại gần. Nên mô đun phát hiện lữa sẽ dùng một led thu tín hiệu hồng ngoại để bắt tín hiệu hồng ngoại mà ngọn lữa phát ra, một dấu hiệu rõ ràng của sự cháy!(Vậy có ai nãy ra ý tưởng biến mô đun phát hiện lữa này thành một thiết bị lai thêm thiết bị thu sóng hồng ngoại từ remote điều khiển không!? không nên vì thứ nhất nó mắc hơn 1 con led thu hồng ngoại rất nhiều, và IC trên mô đun có thể không cho phép ta giải mã tín hiệu nữa, vì mình chưa thử hết các loại!)
Thông số
- Nguồn : 3.3V – 5V, 15mA.
- Điện áp ra : 3.3 – 5V, có cả Analog và mobitool.net nhiêu led thu thì bấy nhiêu chân OUT.
- Khoảng cách : khoảng 80 cm.
- Góc quét : 60 độ hoặc hơn khi có nhiều led.
Kết nối
Mô đun Ardunio VCC 5V GND GND OUT D hoặc A
Tốt nhất dùng chân D để có tín hiệu kiểu logic để điều khiển. Khi phát hiện có ngọn lữa (tia lửa nhưng phải nhiều tí) thì chân OUT đẩy điện thế lên cao và ngược lại.
Code rất đơn giản
void setup() { mobitool.netn(9600); pinMode(2, INPUT_PULLUP); pinMode(13, OUTPUT); } void loop() { int sensorVal = digitalRead(2); mobitool.nettln(sensorVal); if (sensorVal == HIGH) { digitalWrite(13, LOW); } else { digitalWrite(13, HIGH); } }
III. Giải quyết thực tế
Ràng ràng các mô đun trên rất nhỏ gọn, thích hợp với các dự án với ardunio của bạn, NHƯNG trong thực tế nó không khả dụng trong thực tế lắm với các yếu điểm như: khoảng cách, góc quét… Vậy ta có thể ứng dụng vào thực tế với ardunio không???? Câu trả lời là CÓ!!!!! Bạn nên nhớ rằng mọi thiết bị đều có 3 thành phần: Thiết bị đầu vào, đầu ra và bộ xử lí:
Vậy vị trí vi điều khiển đó chính là một ardunio của ta (khuyến nghị chỉ đối với các thiết bị phức tạp đa năng mới dùng ardunio hay các KIT tương tự để tránh tốn kém)!
Ví dụ một thiết bị trên đây rất tầm hoạt động lớn hơn rất nhiều ta có thể kết nối đầu dò của nó với ardunio thay vì IC có sẵn bên trong để biến thành hệ thống riêng của chúng ta, còn một hệ thống như thế nào là ưu việt thì mình xin giới thiệu ở bài sau! Nếu ai nghĩ về giá cả đối với các mô đun chúng ta thường dùng với ardunio thì: “cái gì cũng có cái giá của nó”.kkk
Cái này mình chỉ mở rộng vấn đề về làm sau để đưa ardunio vào thực tế ứng dụng thôi!
IV. Hô biến nào!
Không phải tốn kém để sắm các đầu dò giá cao ngất tới vài trăm nghìn nhưng ta vẫn có cái cảm biến cảnh báo phát lửa kha khá!kkkk
Chắc hẳn mọi người biết cái này, nó làm một cảm biến dùng cho phát hiện thân nhiệt báo động chống trộm với khoảng cách phát hiện có thể đến 8 mét, góc quét 120 độ, thật là quá ưu việt. Dãi sóng nó phát hiện rất rộng mà thường chúng ta chưa tận dụng được!vậy ta có thể dùng nó để phát hiện lữa!
Một mẹo nhỏ là nếu bạn cần phục kích lửa hay thứ gì phát thân nhiệt khác thì hãy tháo lăng kính của nó ra như trên hình thì góc quét sẽ được giới hạn lại!
Nhưng một vấn đề lớn sinh ra từ việc nó quá là nhạy cảm với tín hiệu hồng ngoại nên nếu dùng cho phát hiện hỏa hoạn không thì không hiệu quả tí nào, nó sẽ bị nhiễu khi có người-động vật… Vậy là thế nào để giải quyết thì hãy đón chờ bài viết tới nhá! Cảm ơn mọi người!