Home Âm nhạc Cảm biến có nước mất nước | Học Điện Tử

Cảm biến có nước mất nước | Học Điện Tử

0
Cảm biến có nước mất nước | Học Điện Tử

Hai cảm biến được sử dụng nhiều nhất trong bồn chứa nước chính là cảm biến có nước và cảm biến mất nước. Cảm biến mất nước được lắp ở vị trí đáy bồn, còn cảm biến có nước được lắp vị trí đỉnh bồn. Mục đích là khi có nước thì bơm ngắt và khi mất nước thì bơm chạy để đảm bảo trong bồn luôn có nước.

Mặc dù là hai cảm biến khác nhau nhưng chúng ta chỉ cần dùng 1 loại cảm biến cho 2 vị trí khác nhau. Chúng ta cùng tìm hiểu tại sao chỉ cần 1 loại cảm biến là đủ.

cảm biến có nước mất nước

Tìm hiểu cảm biến có nước – mất nước

Một yêu cầu đơn giản được sư dụng nhiều nhất trong điều khiển chính là phát hiện mức nước trong bồn. Thông qua đó chúng ta điều khiển bơm để có mức nước như mong muốn. Hai cảm biến này sẽ được lắp độc lập nhau. Mỗi con cảm biến là một nhiệm vụ khác nhau.

Cảm biến có nước

cảm biến có nước

Cảm biến có nước hay còn được gọi là cảm biến nước đầy được dung để báo tràn nước. Khi cảm biến ngập trong nước thì sẽ đưa ra một tín hiệu cảnh báo

Cảm biến có nước hoạt động dựa vào nguyên tắc khi có nước thì báo xuất ra tín hiệu relay sẽ ON đồng thời cảm biến cũng sẽ sáng Đèn. Khi mức nước xuống thấp không tiếp xúc với đầu cảm biến thì Relay sẽ OFF đồng thời đèn báo hiệu trên cảm biến cũng tắt.

Tín hiệu ngõ ra dạng rơ le khá quen thuộc được sử dụng để điều khiển đóng ngắt bơm thông qua rơ ke trung gian hoặc khởi động từ.

Cảm biến mất nước

cảm biến mất nước

Cảm biến mất nước hoạt động ngược lại với cảm biến có nước. Khi mực nước không còn tiếp xúc với nước thì sẽ xuất ra tín hiệu relay dạng ON – đồng thời đèn trên cảm biến sáng. Ngược lại, khi mức nước tiếp xúc với cảm biến thì relay trả về trạng thái OFF.

Khi cảm biến báo ON tức là hết nước thì đồng thời sẽ khởi động bơm, bơm nước sẽ hoạt động cho tới khi nào mức nước gặp cảm biến có nước sẽ dừng lại. Quá trình này hoạt động hoàn toàn tự động khi chúng ta kết hợp 2 cảm biến có nước và cảm biến mất nước chung với nhau.

Cảm biến mức nước CLS-23N-21

cảm biến mức nước CLS-23N-21

Một trong những cảm biến mức nước được sử dụng nhiều nhất là CLS-23N-21. Với khả năng sử dụng được với nhiều loại chất lỏng khác nhau không chỉ là nước. Cảm biến đi kèm một đầu nam châm để cài đặt độ dẩn điện của chất lỏng. Qua đó, cảm biến sẽ tự nhận biết loại chất lỏng đang cần báo tín hiệu về.

Thông số kỹ thuật

  • Nguồn cấp khá đa dạng từ 6-30Vdc nên chúng ta có thể dung nguồn 12vdc hoặc 24vdc đều tương thích. Đối với cảm biến sử dụng trong môi trường phòng nổ thì sử dụng nguồn 8-9Vdc.
  • Tín hiệu ngõ ra dạng PNP, 2 dây hoặc Xung ( cho chuẩn phòng nổ ).
  • Nhiệt độ làm việc tiêu chuẩn -25…105óC, tại option thì có thể lên tới -30…150 oC.
  • Áp suất làm việc : 80 bar tại 30 oC, 50 bar tại 105oC
  • Kết nối cơ khí có nhiều lựa chọn : G3/8” , G1/2”, M18x1.5, M20x1.5, ½-14NPT
  • Độ dài của cảm biến đo từ 50-1000mm
  • Cảm biến được cài đặt bằng bút từ đi kèm của hãng Dinel – Czech.
  • Vật liệu : cảm biến đo được làm bằng vật liệu 303SS được bọc một lớp FPE bên ngoài sử dụng cho mọi loại chất lỏng.

Cách lắp đặt

Một điều rất quan trọng khi sử dụng cảm biến là lắp sai kỹ thuật theo hướng dẩn của nhà sản xuất. Trước khi lắp đặt vận hành chúng ta phải xem kỹ tài liệu đi kèm của cảm biến nước.

cách lắp đặt cảm biến nước đúng - sai

Cảm biến báo có nước hoặc báo cạn nước cần được lắp tránh xa khu vực bơm nước vào để cảm biến không hiểu vòi nước bơm vào là mức nước cần đo.

cách lắp đặt cảm biến CLS-23N-21 đúng

Khi lắp đặt chúng ta phải lắp toàn bộ đầu dò cảm biến nằm trong bồn chứa chất lỏng. Bởi cảm biến điện dung hoạt động dựa vào sự thay đổi điện dung tắc động lên cảm biến. Khi cảm biến không nằm trong bồn chứa hoàn toàn thì cảm biến không đủ độ nhạy để nhận biết nước một cách chính xác.

cách lắp đặt cảm biến nước CLS-23N-21 cho bồn nhựa

Đối với bồn chứa nước không dẩn điện như bồn nhựa thì cảm biến cần lắp thêm một thanh điện cực để cảm biến có thể nhận biết được mức nước bên trong bồn. Chúng ta cần lưu ý rằng độ dài của thanh điện cực phải lớn hơn độ dài của đầu dò cảm biến và khoảng cách của hai que phải lớn hơn 30 + E/30. Que điện cực CNP-18F-30 được nối với cảm biến đo mức nước bằng một dây dẩn điện.

Cách cài đặt

cách cài đặt CLS-23N-21

Cài đặt cảm biến CLS-23N-21 khá đơn giản với một bút từ đi kèm. Có hai chế độ cho chúng ta cài đặt là NO hoặc NC tương ứng với hai chế độ báo có nước hoặc báo mất nước.

  • Chế độ báo có nước tương ứng với NO. Khi cảm biến không tiếp xúc với nước thì cho bút từ chạm vào chữ M trên cảm biến trong 2s. Khi mực nước chạm vào cảm biến thì chạm bút từ vào chữ M trong 4s.
  • Chế độ cạn nước tương ứng với NC. Chúng ta làm ngược lại, khi không có nước chạm vào chữ M trong 4s, khi có nước chạm vào chữ M trong 2s.

Trên cảm biến sẽ có một đèn LED báo trạng thái :

  • Đèn sáng tương ứng cảm biến đang đóng tiếp điểm
  • Đèn không sáng tương ứng với đang mở tiếp điểm
  • Đèn nháy liên tục khoảng 0.2s / lần, cảm biến đang sai hoặc không nhận ra trạng thái báo có nước hay mất nước.
  • Đèn nháy chậm khoảng 0.8s/ lần, cảm biến không có tín hiệu đầu ra.

Cảm biến có nước mất nước CSL-23N-21 được xem là giải pháp tối ưu nhất cho yêu cầu báo có nước và báo mất nước trong bồn chưa. Giá thanh rẻ, dể lắp đặt, cài đặt đơn giản chính là ưu điểm của cảm biến mức nước CLS-23N-21.

Rate this post