Home Âm nhạc Cảm Biến Áp Lực 4-20ma | Học Điện Tử

Cảm Biến Áp Lực 4-20ma | Học Điện Tử

0
Cảm Biến Áp Lực 4-20ma | Học Điện Tử

Cảm biến áp lực 4-20ma là dòng cảm biến đo áp suất châu âu có ngõ ra tín hiệu là 4-20ma 2 dây với nhiều dãy áp suất thông dụng trên thị trường hiện nay như: -1-0bar, 0-1bar, 0-4bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-25bar, 0-40bar, 0-60bar, 0-100bar, 0-160bar, 0-250bar, 0-400bar…

Với những tín năng nỗi trội như màng cảm biến bằng inox dùng cho nhiều loại lưu chất. Ngõ ra tín hiệu 4-20ma có thể truyền dẫn đi xa hạn chế bị suy giảm và nhiễu. Kích thước cảm biến nhỏ gọn có thể lắp đặt nơi có không gian hẹp.Trong những trường hợp tín hiệu 4-20ma hoặc 0-10v của cảm biến đi ngang qua nơi có từ trường cao hoặc tần số cao thì người ta còn sử dụng bộ cách ly tín hiệu 4-20ma.

Ngoài ra cảm biến áp lực 4-20ma của hãng keller sản xuất tuy vào thị trường việt nam chưa lâu, nhưng rất được khách hàng ưa chuộng sử dụng đặc biệt trong ngành lò hơi, cơ điện lạnh, môi trường…

Nhiệt độ cảm biến áp lực có thể chịu đựng lên đến 120oC thông qua việc lắp đặt cảm biến qua thiết bị giảm nhiệt mà các đơn vị chuyên thi công lò hơi thường sử dụng.

Sơ đồ đấu nối điện của cảm biến áp suất 4-20ma

  • Với sơ đồ đấu nối trên cho ta thấy: nếu dùng loại cảm biến áp suất với tín hiệu ngõ ra dòng 4-20ma 2 dây. Chúng ta cần phải có một nguồn cấp mắc nối tiếp thì cảm biến mới hoạt động được. Đối với những thiết bị có ngõ nhận tín hiệu analog 4-20ma không cấp được nguồn loop trên hai dây tín hiệu 4-20ma. Còn đối với dòng cảm biến áp lực có ngõ ra áp như 0-10v, 1-5v, 0-5v. Thì do có chân đấu nối nguồn rời so với chân tín hiệu xuất ra nên chúng ta không cần phải đấu nối tiếp nguồn và tín hiệu.

=> Lưu ý:

  • Một lưu ý cho việc đấu nối cảm biến áp suất 4-20ma 2 dây cho các thiết bị nhận. Đó là nếu thiết bị có xuất được nguồn trên 2 dây tín hiệu 4-20ma thì chỉ cần đấu cảm biến vào là hoạt động. Đối với bộ nhận không có nguồn loop trên 2 dây 4-20ma như: biến tần, PLC, Enda EI2041. khi lắp đặt chúng ta cần thêm 1 bộ nguồn 24VDC rời rồi sau đó đấu nối tiếp giữa cảm biến áp suất, bộ nguồn và bộ hiển thị thì cảm biến mới hoạt động được.
  • Riêng đối với kết nối giữ plug điện và cảm biến thì chúng ta có thể chọn lựa nhiều loại khác nhau như: M12, Packard, mPm hoặc cable…. Tuy nhiên người ta thường chọn loại mPm (hay còn gọi là kết nối chuẩn DIN) vì nó dễ sử dụng. Nếu các bạn dùng cảm biến áp suất cho chất chống cháy cháy nỗ như: gas, xăng, dầu…thì lựa chọn tốt nhất là kết nối screw và dây cáp kết nối sẵn.
    ket-noi-dien-cam-bien-ap-luc-4-20ma
    kết nối điện cảm biến áp lực 4-20mA

Cấu tạo cảm biến áp lực 4-20ma

  • Về cơ bản cấu tạo cảm biến bao gồm 2 phần chính: đó là màng cảm biến để cảm ứng trực tiếp áp suất từ lưu chất và board mạch điện tử. Board điện tử dùng để nhận tín hiệu từ màng sau đó chuyển đổi và khuếch đại rồi mới xuất tín hiệu đưa về các thiết bị nhận.
  • Màng của cảm biến thì thùy thuộc vào từng hãng và người sử dụng lựa chọn. Thông thường nó được sản xuất bởi 2 loại vật liệu đó là inox 316L hoặc bằng ceramic. Tuy nhiên để cảm biến được bền hơn và sử dụng được với nhiều loại lưu chất hơn với 316L. Cũng như các chất dễ ăn mòn như: axit, clo, muối…thì tốt nhất chúng ta nên chọn cảm biến có màng bằng inox.

Chọn cảm biến áp lực 4-20ma phù hợp

  • Để chọn được một cảm biến áp suất phù hợp với nhu cầu sử dụng thì chúng ta dựa vào những thông số như: lưu chất sử dụng, nhiệt độ, tín hiệu ngõ ra, nguồn cấp, thang đo áp suất, chuẩn kết nối ren….sau đây là một vài thông số cơ bản
  • Nếu chúng ta sử dụng cảm biến áp suất nước, cảm biến áp suất hơi, cảm biến áp suất thủy lực… thì chỉ chọn loại cảm biến thường có màng phía trong lỗ là dùng tốt. Nhưng nếu cảm biến dùng cho thực phẩm hoặc lưu chất có cặn, chất dễ bám dính. Chúng ta phải sử dụng cảm biến áp suất dạng màng để cảm biến không bị nghẹt và bị hỏng.

=> Các tiêu chí khác

  • Về nhiệt độ sử dụng. Thông thường cảm biến có nhiệt độ chịu đựng cơ bản là 100oC nên có thể sử dụng tốt cho nước, dầu thủy lực.Tuy nhiên nếu dùng cho hơi nóng thì chúng ta phải chọn loại cảm biến nhiêt độ cao hơn. Tuy nhiên với phương án này thì giá thành sẽ rất cao. Do đó để giảm giá thành nhưng cảm biến vẫn hoạt động tốt thì chúng ta sẽ lắp thêm ống siphon để giảm nhiệt.
  • Tín hiệu ngõ ra cảm biến. có nhiều loại như: 4…20ma, 0…10v, 0…5v, 1…5v…. Nhưng thông thường chúng ta chọn loại tín hiệu 4-20ma vì nó dễ sử dụng và dẫn đi xa không bị nhiễu.
  • Phần quan trọng nhất là thang đo áp suất. Chúng ta phải chọn đúng với áp suất đang hoạt động trong đường ống. Vì nếu sai sẽ làm hỏng cảm biến. Và nếu chọn dãy áp suất lớn quá so với áp suất sử dụng thì các thiết bị nhận sẽ không nhận hoặc nhận nhưng giá trị tín hiệu ngõ ra thay đổi rất ít.
  • Kết nối cơ khí của cảm biến áp suất. Thông thường có 2 loại cơ bản đó là ren 13mm (1/4 inch) và 21mm (1/2 inch). Tuy nhiên nếu cảm biến đang sử dụng loại này thì chúng ta có thể dùng chuyển ren mà cảm biến áp suất vẫn hoạt động tốt.

Thông số cảm biến áp lực 4-20ma

  • Dãy đo áp suất có sẵn -1-0bar, 0-1bar, 0-4bar, 0-6bar, 0-10bar, 0-25bar, 0-40bar, 0-60bar, 0-100bar, 0-160bar, 0-250bar, 0-400bar
  • Nhiệt độ chịu đựng 120oC
  • Kết nối ren chuẩn 1/4 chất liệu ren bằng inox
  • Có 2 loại cảm biến áp suất dạng màng và loại cảm biến áp suất thông thường.
  • Có 2 loại tín hiệu ngõ ra 4-20ma và 0-10v (có thể dùng bộ chuyển đổi 0-10v ra 4-20ma và ngược lại)
  • Bộ phân kết nối điện có thể tháo rời. Nhờ vậy thay đổi cảm biến dễ dàng khi sử dụng loại cảm biến áp lực có dãy đo khác.

Được sản xuất tại Thụy Sỹ, cảm biến áp lực keller luôn đặt chất lượng hàng đầu

Xem thêm

  • cảm biến áp suất -1bar
  • cảm biến áp suất dạng màng
  • Các loại cảm biến áp suất keller giá rẻ

LIÊN HỆ TƯ VẤN

Công Ty TNHH TMDV Công Nghệ Âu Mỹ

Mr. Long: 0909 006 435

[email protected]

Mr. Nam: 0984 882 991

[email protected]

Ms Thoại: 0902 901 579

[email protected]

Ms Tâm: 0902 391 708

[email protected]

Mr Tuấn: 0906 778 911

[email protected]

Rate this post