Home Âm nhạc Cảm Biến Ánh Sáng Và Timer | Học Điện Tử

Cảm Biến Ánh Sáng Và Timer | Học Điện Tử

0
Cảm Biến Ánh Sáng Và Timer | Học Điện Tử

Cảm biến ánh sáng và timer – là phân tích “công tắc cảm biến ánh sáng kết hợp định thời” có những nội dung chính :

Lợi ích của công tắc cảm biến ánh sáng kết hợp định thời.

Hiểu được công tắc cảm ứng ánh sáng kết hợp định thời là gì?

Nguyên lý làm việc của mạch điện

Công dụng

$$$$ # $$$$

Lợi ích của công tắc cảm biến ánh sáng kết hợp định thời.

-Tự động mở đèn lúc hoàng hôn không cần phải điều chỉnh theo giờ đồng hồ

-Tự động tắt đi sau n phút (cài đặt được) nên tiết kiệm điện năng đáng kể. Phù hợp với đồng hồ sinh học của con người

-Dùng để điều khiển các thiết bị chuyển mạch công suất lớn (công tắc tơ).

-Áp dụng cho đèn đường, sân vườn, bảng quảng cáo, bảng hiệu

-Tiết kiệm được điện năng, nhân công bảo trì bảo dưỡng, và bóng đèn, vật tư v.v…

Để ứng dụng tốt cảm biến ánh sáng và timer vào cuộc sống và công việc, chúng ta hãy dành thời gian để đọc qua bài viết nhé.

Công tắc cảm ứng ánh sáng kết hợp định thời là gì?

Là công tắc có khả năng :

-Mở đèn nhờ cảm biến

-Tắt đèn nhờ mạch định thời (đếm lùi thời gian)

Vậy thực tế nó hoạt động:

-Mở đèn lúc hoàng hôn

-Tắt đèn sau n phút, cài đặt dễ dàng

Xem hình động minh họa :

Chúng ta thấy gì ? Nhờ cảm biến ánh sáng và timer, bóng đèn được mở lên lúc hoàng hôn, tắt ở giữa đêm phải không nào.

Nguyên lý làm việc của mạch điện cảm biến ánh sáng và timer

Bộ AC/DC là mạch biến đổi nguồn điện xoay chiều 220V 50Hz ra điện 1 chiều 5V để cấp cho mạch điện tử. Đây là thuật ngữ khá quen thuộc.

Quang trở là linh kiện điện tử có đặc tính thay đổi trở kháng theo cường độ ánh sáng rọi vào nó. Ánh sáng rọi vào mạnh thì trở kháng giữa hai chân giảm và ngược lại.

Bộ Micro controller count down timer là một vi điều khiển có chức năng đếm lùi thời gian từ n phút về 0. Tại thời điểm đếm đến không IC này điều khiển đóng ngắt mạch điện thông qua Transistor T2

Giải thích hoạt động của mạch

Bình thường T2 luôn dẫn. Đến hoàng hôn khi cường độ ánh sáng vào quang trở giảm xuống dưới ngưỡng. Lúc này T1 dẫn và Rơ le đóng tiếp điểm, đèn sáng.

Nhưng sau n phút (n được vi điều khiển lưu lại bên trong bằng bộ nhớ “không bay hơi”) thì T2 tự động ngắt. Làm Rơ le ngắt, đèn tắt. T2 sẽ dẫn trở lại khi cường độ áng sáng bên ngoài mạnh lên (ban ngày).

Công dụng của thiết bị

  • Mở đèn ban công, đèn chiếu sáng công trình theo khoảng thời gian sau hoàng hôn
  • Mở bảng hiệu quảng cáo
  • Mở đèn đường

Vì có tính năng bám hoàng hôn khá chính xác và đếm lùi thời gian để tắt hệ thống chiếu sáng nhằm tiết kiệm điện năng trong khi hầu như “mọi người đi ngủ” nên loại công tắc này rất được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi.

Cảm ơn bạn đã quan tâm theo dõi !

—————————- o0o —————————-

Các bài có liên quan:

Cảm biến ánh sáng và timer Phần 2

Đọc qua phần 2 bạn có thể nắm bắt được :

-Cách nhận biết một công tắc cảm biến ánh sáng kết hợp định thời :

-Tính kinh tế của thiết bị

-Thẩm mỹ

-Tuổi thọ

-Ổn định. (Biết thêm điểm yếu cốt lõi của công tắc cảm biến ánh sáng kết hợp định thời)

xem san pham ngay mobitool.net

Những bản tin công nghệ có thể bạn quan tâm:

  • Phân tích công tắc cảm biến ánh sáng
  • Phân tích công tắc cảm biến hồng ngoại.
  • Đèn cầu thang thông minh.
  • Nhà thông minh.
  • Thiết bị điện thông minh
Rate this post