Bệnh bạch hầu đang là nỗi lo của nhiều gia đình hiện nay trên cả nước. Mỗi ngày có hàng chục ca nhiễm được điều trị nhưng đã có nhiều trường hợp tử vong do không điều trị sớm. Vậy bệnh bạch hầu là gì? Cùng 35Express tìm hiểu về loại bệnh nguy hiểm và tìm ra cách phòng ngừa và điều trị bệnh này nhé!
Bệnh Bạch Hầu là gì?
Bệnh bạch hầu – diphtheria là bệnh nhiễm trùng vi khuẩn nghiệm trọng ảnh hưởng đến màng nhầy cổ họng và mũi. Các tổn thương của tổn thương của bệnh chủ yếu là do ngoại độc tố hình thành nên. Đối tượng nào tiếp xúc với mầm bệnh đều có thể bị bệnh bạch cầu. Thông thường loại bệnh này thường xuất hiện ở các độ tuổi từ 1-10 tuổi.
Biểu hiện của bệnh Bạch Hầu
Những biểu hiện đầu là người bệnh có cảm giác như cảm lạnh thông thường như viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản và có biểu hiện như một loại bệnh nhiễm trùng da. Các biểu hiện của bệnh bạch cầu thường xuất hiện từ 2-5 ngày sau khi một người bị nhiễm bệnh:
-
Sốt nhẹ
Đau họng, ho, khàn tiếng
Chán ăn
Sau 2-3 ngày xuất hiện giả mạc có màu trắng ngà, xám hoặc đen trong cổ họng
Giả mạc dai, dính, dễ chảy máu
Khó thở, khó nuốt
Bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có dấu hiệu cổ sưng to, khó thở, rối loạn nhịp tim, liệt
Bệnh Bạch Hầu có gây nguy hiểm không?
Đây là loại bệnh gây nhiễm trùng nặng. Độc tố đi sâu vào bên cơ thể gây ra viêm cơ tim, gây viêm cơ tim, liệt cơ dẫn đến tử vong 3%-10% ghi nhận cao gấp 3 lần do bệnh covid gây ra
Hiện nay đã có thuốc điều trị bệnh bạch hầu. Nhưng trong thời gian bệnh phát triển gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh, thận và tim người bệnh. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em cao lên đến 3% ở độ tuổi dưới 15.
Một số người bị bệnh này nhưng khá nhẹ, khó phát hiện lại khiến nguy hiểm hơn khi bệnh dần hình thành không chữa trị kịp thời.
Bệnh Bạch Hầu lây qua đường nào?
Vị khuẩn bạch hầu có tốc độ lây lan rất nhanh. Chủ yếu lây nhanh qua đường hô hấp. Bệnh có thể xâm nhập qua da:
-
Lây từ người sang người
Lây gián tiếp khi tiếp xúc với các vật dụng do người bị nhiễm vi khuẩn bạch hầu. Sau hai tuần nhiễm khuẩn người bệnh có thể lây nhiễm người khác.
Để hạn chế lây nhiễm bệnh Bạch Cầu nên làm gì?
Để tránh tình trạng lây nhiễm bệnh bạch cầu bạn nên:
-
Tiêm chủng vắc xin phòng bệnh bạch hầu đầy đủ và đúng lịch
Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
-
Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
Người dân trong ổ dịch cần thực hiện nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế
Phòng ngừa bằng vắc – xin bạch hầu
Bạch hầu có thể phòng ngừa được bằng việc đảm bảo tiêm vắc-xin đầy đủ:
-
Tiêm Vắc-xin 5 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – Hib – viêm gan B (DPT-VGB-Hib): tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và khi trẻ 16-18 tháng tuổi.
Vắc-xin 3 trong 1 bạch hầu – ho gà – uốn ván: tiêm khi trẻ 16-18 tháng tuổi.
Vắc-xin 6 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt – Hib – viêm gan B: tiêm khi trẻ 2, 3, 4 tháng tuổi và khi trẻ 16-18 tháng tuổi.
Tiêm Vắc-xin 4 trong 1 phòng bệnh bạch hầu – ho gà – uốn ván – bại liệt: khi trẻ từ 4-6 tuổiNếu ba mẹ cho trẻ chích ngừa đầy đủ 4 mũi bạch hầu trong 5 trong 1 hay 6 trong 1, các ba mẹ hãy tạm yên tâm, bé đang nằm trong vùng an toàn.
Người lớn có cần tiêm vắc-xin không?
Để đảm bảo sức khỏe, mọi người cần kiểm tra lịch chích ngừa định kỳ 10 năm/ lần. Các loại vắc-xin 3 trong 1 bạch hầu – ho gà – uốn ván.
Phụ nữ mang thai có nên tiêm phòng?
Các nghiên cứu từ năm 2013 cho thấy chích mũi 3 trong 1 bạch hầu – ho gà – uốn ván an toàn cho phụ nữ mang thai trong 27 – 36 tuần tuổi thai.
Để chủ động phòng tránh bệnh bạch cầu bạn nên thường xuyên rửa tay khi tiếp xúc với vật khác. Mong rằng bài viết này sẽ mang đến cho bạn những thông tin về bệnh bạch hầu là gì chi tiết nhất. Đừng quên theo dõi 35Express để cập nhật những tin tức mới nhất nhé!
Loading…