Home Blog Bài thu hoạch Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị

Bài thu hoạch Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị

0
Bài thu hoạch Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị

Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị được ban hành nhằm định hướng hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác đầu tư nước ngoài đến năm 2030. Dưới đây là mẫu Bài thu hoạch Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị dành cho quý bạn đọc cùng tham khảo.

Lưu ý: Nếu không tìm thấy nút Tải về bài viết này, bạn vui lòng kéo xuống cuối bài viết để tải về.

BÀI THU HOẠCH NGHỊ QUYẾT SỐ 58 VỀ TỈNH THANH HÓA

I. Ý NGHĨA CỦA NGHỊ QUYẾT

Bạn đang xem: Bài thu hoạch Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị

Nghị quyết có một ý nghĩa hết sức quan trọng, là mốc son trong chặng đường xây dựng và phát triển của tỉnh Thanh Hóa, là một mốc son để khẳng định vai trò quan trọng của Thanh Hóa trong những đóng góp đổi mới, phát triển của cả đất nước.

“Nghị quyết đặt ra cho Thanh Hóa phải là một cực phát triển để tạo ra một tứ giác phát triển trên nền tảng tam giác phát triển là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. Với sự phát triển của Thanh Hóa thì Thanh Hóa trở thành một cực phát triển, một động lực phát triển cho vùng Bắc Trung Bộ, tạo ra sự kết nối giữa Bắc Trung Bộ với tứ giác phát triển, đồng thời tạo ra sự kết nối giữa Bắc Trung Bộ, Thanh Hóa với Duyên hải Bắc Bộ cũng như với vùng Tây Bắc. Có nghĩa là với sự phát triển của Thanh Hóa, tạo ra sức lan tỏa, thúc đẩy sự phát triển của hầu như toàn bộ các tỉnh phía Bắc. Điều đó cho thấy, Nghị quyết này không chỉ dừng lại việc phát triển cho Thanh Hóa mà còn góp phần thúc đẩy, lan tỏa cho các tỉnh trong cả nước”

II. MỤC TIÊU VÀ GIẢI PHÁP

1. Quan điểm

– Thanh Hoá là tỉnh có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có vai trò kết nối vùng đồng bằng Sông Hồng, Tây Bắc với Bắc Trung Bộ. Xây dựng và phát triển Thanh Hoá trở thành tỉnh kiểu mẫu, trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển là trách nhiệm của tỉnh Thanh Hoá và cả nước nhằm hiện thực hoá lời căn dặn của Bác Hồ khi về thăm tỉnh Thanh Hóa (1).

– Phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Thanh Hoá nhanh và bền vững với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn… bảo đảm hài hoà và cân đối giữa các vùng, miền, nhất là giữa vùng đồng bằng và ven biển với vùng miền núi; giữa thành thị và nông thôn. Giải quyết tốt mối quan hệ giữa phát triển nhanh với phát triển bền vững; giữa phát triển hợp lý theo chiều rộng và phát triển theo chiều sâu, trong đó phát triển theo chiều sâu là chủ đạo.

– Đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học và công nghệ cao; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thu hút nhân tài và năng lực hội nhập kinh tế quốc tế; tạo đột phá trong cải cách hành chính và cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đặc thù, phù hợp nhằm thu hút, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế, đặc biệt là từ khu vực kinh tế tư nhân cho phát triển, nhất là phát triển cơ sở hạ tầng và những vùng, ngành, lĩnh vực kinh tế có tiềm năng, lợi thế.

– Kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ bảo đảm quốc phòng, an ninh với phát triển kinh tế – xã hội. Các chủ trương, chính sách, dự án phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh Thanh Hoá phải gắn liền với mục tiêu phát triển bền vững, bảo đảm an sinh xã hội, thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển văn hoá, bảo vệ môi trường sinh thái; bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đẩy mạnh đô thị hoá gắn với xây dựng nông thôn mới; không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần và phát huy vai trò làm chủ của nhân dân.

– Xây dựng, chỉnh đốn Đảng trong sạch, vững mạnh toàn điện; phát huy tinh thần đoàn kết, dân chủ. Nâng cao hơn nữa năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các cấp uỷ, tổ chức đảng; hiệu lực, hiệu quả quản lý của các cấp chính quyền; phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị và khối đại đoàn kết toàn dân; khơi dậy và phát huy cao độ truyền thống cách mạng, tinh thần chủ động, sáng tạo, ý chí tự lực, tự cường và khát vọng vươn lên mạnh mẽ của nhân dân tỉnh Thanh Hoá.

2. Tầm nhìn và mục tiêu

Mục tiêu đến năm 2030

Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; một trong những trung tâm lớn của vùng Bắc Trung Bộ và cả nước về công nghiệp năng lượng và chế biến, chế tạo; nông nghiệp giá trị gia tăng cao; dịch vụ logistics, du lịch, giáo dục và đào tạo, y tế chuyên sâu và văn hoá, thể thao; một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc của Tổ quốc; nơi người dân có mức sống cao hơn bình quân cả nước, các giá trị di sản văn hoá và lịch sử được bảo tồn, phát huy; quốc phòng, an ninh được bảo đảm vững chắc; các tổ chức đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Tầm nhìn đến năm 2045

Thanh Hoá là tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại; tỉnh phát triển toàn diện và kiểu mẫu của cả nước.

III- NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Xây dựng tỉnh Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới của khu vực và cả nước với công nghiệp nặng, nông nghiệp quy mô lớn, giá trị gia tăng cao là nền tảng; các ngành công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến, chế tạo và dịch vụ logistics là đột phá; du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn.

2. Phát triển nhanh kết cấu hạ tầng kinh tế – xã hội, đặc biệt là kết cấu hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông đồng bộ, hiên đại, kết nối các vùng, miền, các cực tăng trưởng, là cơ sở để tỉnh Thanh Hoá phát huy vai trò là một cực tăng trưởng mới.

3.Thu hút và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư từ mọi thành phần kinh tế cho phát triển kinh tế – xã hội trên cơ sở đột phá về cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; xây dựng cơ chế, chính sách đầu tư, tài chính và phân cấp quản lý đặc thù, phù hợp để tỉnh Thanh Hoá trở thành một cực tăng trưởng mới.

4. Phát triển giáo dục và đào tạo; khoa học và công nghệ; dịch vụ chăm sóc sức khoẻ; tạo nền tảng để trở thành một trong những trung tâm lớn của khu vực và cả nước về giáo dục và đào tạo; y tế chuyên sâu.

5. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với phát triển văn hoá và thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; tạo nền tảng để tỉnh Thanh Hoá trở thành một trong những trung tâm lớn về văn hoá và thể thao của khu vực và cả nước. Thực hiện tốt công tác tôn giáo và dân tộc.

6. Tăng cường công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường, chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó có hiệu quả với biến đổi khí hậu.

7. Tăng cường liên kết, hợp tác với các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ, thành phố Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong cả nước.

8. Bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tăng cường hợp tác và hữu nghị với các địa phương của nước bạn Lào, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế – xã hội.

9. Xây dựng Đảng bộ và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh; nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp uỷ đảng, chính quyền.

IV. ĐỀ XUẤT KIẾN NGHỊ

Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu của Nghị quyết, đề nghị: Quán triệt triển khai Nghị quyết không phải chỉ là chương trình của các cấp ủy, của các cấp chính quyền, mà đặc biệt làm sao cho người dân cũng đồng tình ủng hộ và nắm chắc chương trình này, để qua đó người dân sẽ đồng hành, sẽ tham gia, sẽ ủng hộ các nội dung trong Chương trình, nhưng đồng thời người dân cũng sẽ giám sát các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền trong việc quán triệt Nghị quyết. Để làm sao qua hàng năm, qua từng thời kỳ, người dân Thanh Hóa sẽ là người được thụ hưởng thành tựu của quá trình phát triển này – như vậy Nghị quyết mới thực sự đi vào cuộc sống, mới thực hiện hiệu quả các mục tiêu trong Nghị quyết.

———————

Ngoài Bài thu hoạch Nghị quyết số 58 của Bộ Chính trị, mời quý bạn đọc cùng tham khảo các mẫu Bài thu hoạch khác đã được THPT Sóc Trăng tổng hợp và đăng tải.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post