Home Blog Bài 3 trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2

Bài 3 trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2

0
Bài 3 trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2

   THPT Sóc Trăng hướng dẫn trả lời câu hỏi bài 3 trang 126 sách giáo khoa Ngữ văn 10 tập 2 phần soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối chi tiết nhất cho các em tham khảo.

Đề bài:

Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đốiThực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đốia) Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.

Bạn đang xem: Bài 3 trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2

b) Ra một vế đối cho các bạn cùng đối, kiểu như:

Tết đến, cả nhà vui như Tết.

TRẢ LỜI BÀI 3 TRANG 126 SGK NGỮ VĂN 10 TẬP 2

Cách trả lời 1

a) Tìm mối kiểu đối một ví dụ:

– Đối thanh điệu: Mượn là mất, cất là còn (mất: thanh trắc >

– Đối từ loại: Của anh anh mang, của nàng nàng xách ( những từ cùng từ loại đối nhau: của anh – của nàng, mang – xách).

– Đối ngữ nghĩa: Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng / Ngày tháng mười chưa cười đã tối (đêm – ngày, sáng – tối).

b) Ra vế đối cho các bạn cùng đối: Tập thể tập thể dục/ Học sinh học sinh học.

Cách trả lời 2

a. Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ.

 Ví dụ:

– Kiểu đối thanh: Chim có tổ / Người có tông: (“tổ’’ – thanh trắc / “tông”, thanh bằng).

– Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng: (mực – xấu / đèn – tốt).

– Kiểu đối từ loại: Đói cho sạch /rách cho thơm: (các từ có cùng từ loại đối với nhau: đối – rách; sạch – thơm).

b. Có rất nhiều cách ra vế đối, cần tham khảo thêm câu đối của các bậc nho sĩ xưa để học tập cách ra vế đôi và cách đối.

Cách trả lời 3

a) Tìm mỗi kiểu đối một ví dụ :

   – Kiểu đối thanh (trắc đối bằng): Ăn cây nào / rào cây ấy, uống nước / nhớ nguồn.

   – Kiểu đối chọi về nghĩa: Gần mực thì đen / gần đèn thì sáng.

   – Kiểu đối từ loại (tính từ đối tính từ, danh từ đối danh từ, động từ đối động từ): Chó treo/ mèo đậy.

   – Kiểu đối giữa các câu :

       Khi sao phong gấm rủ là

   Giờ sao tan tác như hoa giữa đường.

       (Truyện Kiều)

b) Ra một vế đối cho các bạn cùng đối.

   – Ví dụ : Tết đến, cả nhà vui như Tết.

   – Đối lại là : Xuân về, khắp nước trẻ cùng xuân.

 -/-

Trên đây là nội dung trả lời câu hỏi bài 3 trang 126 SGK Ngữ văn 10 tập 2 được trình bày theo nhiều cách khác nhau do THPT Sóc Trăng tổng hợp và biên soạn giúp các em tham khảo để soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối tốt hơn trong quá trình học Soạn văn 10.

Chúc các em học tốt !

Trả lời câu hỏi Bài 3 trang 126 SGK Ngữ văn lớp 10 tập 2 phần hướng dẫn soạn bài Thực hành các phép tu từ: Phép điệp và phép đối.

Đăng bởi: THPT Sóc Trăng

Chuyên mục: Giáo dục

Rate this post