Sau khi kế tục sự nghiệp dựng nước của 18 đời Hùng vương, An Dương Vương Thục Phán đã đánh tan năm mươi vạn quân Tần xâm lược; đổi tên nước Văn Lang thành Âu Lạc và dời dô từ vùng núi Nghĩa Lĩnh, Phong Châu xuống vùng Phong Khê, hay còn gọi là vùng Kẻ Chủ, tức cổ Loa, Đông Anh, Hà Nội ngày nay.
An Dương vương bắt tay ngay vào việc xây thành nhưng ngặt nỗi cứ ngày xây lên đêm lạỉ đổ xuống, mãi không xong. Nhà vua bèn sai các quan lập đàn để cẩu đảo bách thần, xỉn thần linh phù trợ. Ngày mồng bảy tháng ba năm ấy, nhà vua bỗng thấy cỏ một cụ già râu tóc bạc phơ, tay chống cây gậy trúc, thong thả từ phía Đông đỉ tới trước cổng thành, ngửa cổ mà than rằng: “Xây dựng thành này biết bao giờ cho xong được !”. Mừng rỡ, An Dương Vương rước cụ già vào trong điện, kính cẩn hỏi rằng: “Ta đắp thành này đã tốn nhiều công sức mà không được, là cớ làm sao?”. Cụ già thong thả đáp: “Sẽ có sứ Thanh Giang tới cùng nhà vua xây dựng thì mới thành công”. Nói xong, cụ già từ biệt ra đi.
Sáng hôm sau, có một con rùa lớn nổi lên mặt nước, tự xưng là sứ Thanh Giang, bảo với An Dương Vương rằng muốn xây được thành thì phải diệt trừ hết lũ yêu quái thường hay quấy nhiễu. Quả nhiên, sau khi Rùa Vàng giúp nhà vua diệt trừ yêu quái thì chỉ khoảng nửa tháng là thành đã xây xong. Thành xây theo hình trôn ốc, rộng hơn ngàn trượng nên gọi là thành Ốc hay Loa Thành. Rùa Vàng ở lại ba năm thì ra đi. Lúc chia tay, An Dương vương cảm tạ nói: “Nhờ ơn Thần mà thành đã xây xong. Nay nếu có giặc ngoài đến thì lấy gì mà chống ?”. Rùa Vàng tháo một chiếc vuốt trao cho An Dương Vương, dặn hãy lấy làm lẫy nỏ. Giặc đến, cứ nhằm mà bắn thì sẽ không lo gì nữa. Dứt lời, Rùa Vàng trở về biển Đông. Nhà vua sai một tướng tài là Cao Lỗ chế ra chiếc nỏ lớn lấy vuốt của Rùa Vàng làm lẫy. Đó là nỏ thần Kim Quy.
Ít lâu sau, Triệu Đà đem quân sang xâm lược Âu Lạc. An Dương Vương lấy nỏ thần ra bắn, mỗi phát chết hàng vạn tên giặc. Chúng hoảng sợ quay đầu chạy về đến núi Trâu, cầm cự được vài ngày rồi rút về nước. Dân chúng Âu Lạc hân hoan mừng chiến thắng vẻ vang của vị vua tài giỏi.
Thấy không nuốt nổi Âu Lạc bằng phương cách tấn công, Triệu Đà nghĩ ra một âm mưu thâm hiểm khác. Hắn cho con trai là Trọng Thủy qua cầu hôn Mị Châu, con gái yêu của An Dương Vương. Không chút nghi ngờ, nhà vua vui lòng gả và còn cho phép Trọng Thủy được ở rể trong Loa Thành.
Theo lời cha dặn, Trọng Thủy ngầm để ý dò xét khắp nơi và rắp tâm phát hiện bằng được bí mật của nỏ thần. Mị Châu nhẹ dạ, lại thực lòng yêu thương chổng nên đã đưa Trọng Thủy vào tận nơi cất giấu nỏ thần. Trọng Thủy chế ra chiếc lẫy giống y như thật rồi đánh tráo, thay vuốt Rùa Vàng. Xong việc, Trọng Thủy nói với vợ: “Tình vợ chổng không thể lãng quên, nghĩa mẹ cha không thể dứt bỏ. Ta nay trở về thăm cha, nếu đến lúc hai nước thất hòa, Bắc Nam cách biệt, ta trở lại tìm nàng, lấy gì làm dấu ?”. Mị Châu ngây thơ đáp : “Thiếp có cái áo lông ngỗng thường mặc, khi gặp biến, đi đến đâu sẽ rắc lông ngỗng ở ngã ba đường làm dấu mà tìm nhau”.
Trọng Thủy về đến nhà, Triệu Đà lập tức cất binh sang đánh Âu Lạc. Nghe tin báo hàng chục vạn quân giặc đã tràn sang, cậy có nỏ thần, An Dương vương vẫn ngồi ung dung đánh cờ và cười nói: “Đà không sợ nỏ thần sao?” Quân Đà tiến sát cổng thành, vua mới sai lấy nỏ thần ra bắn nhưng không linh nghiệm nữa.
Hai cha con đành lên ngựa, nhằm hướng phương Nam mà chạy, nhưng chay đến đâu quân giặc cứ theo dấu lông ngỗng mà đuổi theo đến đó. Ra tới sát bờ biển, An Dương vương cùng đường bèn kêu lớn: “Sứ Thanh Giang ở đâu mau đến cứu ta!”. Ngay lập tức, Rủa Vàng hiện lên, chỉ tay vào Mị Châu mả nói với An Dương Vương rằng: “Kẻ ngồi sau lưng chính là giặc đó!”. Hiểu ra cơ sự, An Dương Vương nổi giận, tuốt gươm định chém Mị Châu thì vừa lúc ấy, Trọng Thủy cũng đến nơi. Chàng lao vào đỡ nhát kiếm oan nghiệt của An Dương Vương thay cho người vợ thân yêu. Bỗng nhiên, mặt nước rẽ ra, Rùa Vàng đón An Dương Vương xuống biển. Mị Châu nước mắt chan hòa, vùng chạy theo cha nhưng những đợt sóng giận dữ tung bọt trắng xóa đã ngăn bước chân nàng. Nàng gục xuống bên xác chồng, nức nở.
Nguồn vanmau.vn