Troll tiếng lóng thường được giới trẻ sử dụng với ý nghĩa khiêu khích, chơi khăm ai đó. Người thường xuyên troll người khác được gọi là thánh troll.
Troll phiên âm UK: /trəʊl/ /trɒl/, US: /troʊl/ là sự khiêu khích, chọc tức, chơi khăm một ai đó theo kiểu hài hước, gây cười qua các hình ảnh, tin nhắn, status trên Facebook. Người thường xuyên làm trò để trêu chọc người khác được gọi là thánh troll theo ngôn ngữ của giới trẻ.
Troll có hai nghĩa tiêu cực và tích cực. Troll có thể chỉ mục đích tạo sự hài hước, vui vẻ nhưng cũng có thể là sự kích động, cố ý gây tổn thương người khác.
SGV, Troll trên Facebook là gì Từ troll xuất phát từ một từ ngữ trong tiếng Anh là trolling (/trəʊ.lɪŋ/) là hành động khiêu khích, kích động một cá nhân hay tập thể, có xu hướng tiêu cực nhiều hơn.
Nhưng đối với giới trẻ hiện nay, từ troll ít mang ý nghĩa tiêu cực hơn mà chỉ ở mức độ trêu đùa nhau, khiến đối phương tức giận hay kích động để tạo ra sự hài hước, hạn chế sự tổn thương quá lớn và nghiêm trọng đến người khác.
Không những thế, người bị troll còn khá thích thú với những trò đùa và tìm cách troll lại. Cụ thể là bằng những hình ảnh, video cắt ghép hoặc chỉnh sửa qua phần mềm chỉnh sửa, thiết kế đồ họa đơn giản hay những câu nói bá đạo, gây hài được đăng tải lên status, bình luận trên Facebook. Từ đó thu hút một số lượng lớn lượt xem, like và share nội dung đó.
Không chỉ với mục đích gây hài, việc troll một nội dung nào đó còn là sự phản ánh, lên án một vấn đề đang diễn ra nổi cộm trong xã hội, nhằm mục đích đả kích thói hư, tật xấu, tham nhũng, hối lộ hay thái độ cư xử thiếu đạo đức, mang tính phê phán cao.
Tuy nhiên, nếu không thích việc mình bị troll và trở thành trò đùa cho mọi người, bạn có thể sử dụng các biện pháp mạnh như báo cáo Facebook để họ biết chủ tài khoản nào đó đang có hành động đả kích, làm phiền, quấy rối đến tài khoản của bạn.