“Không ai đánh kẻ chạy lại”. Tác phẩm sử dụng yếu tố chuyển sinh rất thuyết phục để làm nền phát triển nhân vật. Tập cuối của Mushoku Tensei rất khó xem, bởi vì nó mang đậm yếu tố chân thật về tình trạng bắt nạt học đường, tạo nên di chấn tâm lý (PTSD) khiến những nạn nhân trải qua khó hòa nhập với xã hội.
Nhưng đấy không phải là trọng tâm của tác phẩm, nó không giáo điều người xem rằng bắt nạt là chuyện xấu hay gì, không! Nó thể hiện nên sự luyến tiếc, tự hãm hại bản thân của Rudy!
Ta thấy hình ảnh của người mẹ lo lắng cho đứa con đến từng miếng ăn, với dòng chữ nhắn nhủ “Đừng từ bỏ! Mẹ biết con sẽ ổn thôi! Tất cả người con của mẹ đều mạnh mẽ! – Mẹ của con”. Một người cha kiên cường đấu tranh giành lại lẽ phải cho đứa con.
Trong hơn 20 năm, họ vẫn không từ bỏ, nuôi nấng cậu, thậm chí cho đến những giây phút cuối đời, họ vẫn nghĩ về đứa con của mình. Rudy đã luyến tiếc, không nhận ra xung quanh vẫn còn những người thân, những người đã chìa đôi bàn tay để giúp đỡ cậu.
Cậu đã để vụt lấy cơ hội nói những lời yêu thương với gia đình.
Rồi ký ức với Zenith hiện ra, trong thế giới mới, một cuộc sống mới, với gia đình ấm cúng. Hơi ấm gia đình là như nhau, tình nghĩa gia đình, tình phụ tử, mẫu tử là như nhau – bất kể ở thế giới nào!.
Nhìn Zenith với ánh mắt trìu mến nói với Rudy: ”Mẹ yêu con”, bỗng dưng khóe mắt mình cay cay. Rudy đã nhận ra, xung quanh cậu, vẫn còn những người mong cậu quay về, bên cạnh cậu, san sẻ hơi ấm gia đình.
Vẫn chưa tìm thấy Zenith, cậu phải tìm cho ra mẹ! Đoạn cảnh lúc Rudy bước ra khỏi túp lều có nét tương đồng với hình ảnh lần đầu tiên cậu cùng Roxy bước chân ra khỏi nhà – nhưng lần này – là bằng chính sự nỗ lực của cậu.