Cảm biến vật cản hồng ngoại gương phản xạ E3F-R2C1 IR Infrared Proximity Sensor with Reflector Plate bao gồm cảm biến vật cản hồng ngoại đi kèm với gương phản xạ, sự kết hợp này cho khoảng cách phát hiện vật cản tăng lên rất nhiều, tối đa lên đến 300CM, cảm biến có độ bền cao, sử dụng dải điện áp cấp rộng từ 6~36VDC.
Cảm biến vật cản hồng ngoại gương phản xạ E3F-R2C1 IR Infrared Proximity Sensor with Reflector Plate sử dụng bước sóng chuyên biệt nên không bị nhiễu bởi tia hồng ngoại từ môi trường tự nhiên, cảm biến được sử dụng cho các ứng dụng cần cảm biến vật cản ở khoảng cách xa, trống chộm, cửa tự động,…
Cảm biến vật cản hồng ngoại gương phản xạ E3F-R2C1 IR Infrared Proximity Sensor with Reflector Plate có ngõ ra là cấu trúc Transistor NPN (sinking sensors) đã được nối điện trở nội 10k lên VCC nên có thể sử dụng ngay mà không cần trở kéo lên VCC.
Thông số kỹ thuật:
- Model: E3F-R2C1
- Điện áp sử dụng: 6~36VDC
- Số dây tín hiệu: 3 dây (2 dây cấp nguồn DC và 1 dây tín hiệu).
- Chân tín hiệu ngõ ra: dạng Transistor NPN đã được kéo nội trở 10k lên VCC, khi có vật cản sẽ ở mức thấp (Low-GND), khi cảm biến nhìn thấy gương sẽ xuất ra mức cao (High-VCC).
- Sử dụng kết hợp với gương phản xạ cho khoảng cách: 3~300CM
- Dòng tiêu thụ tối đa: 300mA.
- Kích thước cảm biến: 18 x 68mm
- Kích thước gương phản xạ: 40 x 60mm
Sơ đồ chân:
- Nâu: VCC 6~36VDC.
- Đen: Chân tín hiệu cấu trúc Transistor NPN đã kéo trở nội 10k lên VCC.
- Xanh dương: GND 0VDC.
Lưu ý: Tín hiệu ra có dòng rất nhỏ nên KHÔNG ĐƯỢC kích trực tiếp vào relay (rơ le) sẽ gây CHÁY cảm biến, có thể tham khảo các Module relay đã được thiết kế bảo vệ.
Kết nối và sử dụng theo hướng dẫn dưới đây:
Vì cảm biến đã được kéo trở nội 10k lên VCC nên điện áp mức cao của chân tín hiệu (Vout) của cảm biến cũng chính là điện áp VCC, có hai trường hợp như sau:
- Nếu mạch cần giao tiếp sử dụng mức tín hiệu có điện áp bằng với điện áp VCC của cảm biến (Ví dụ cảm biến và Arduino cùng cấp nguồn chung là VCC=5VDC, điện áp giao tiếp của Arduino cũng là 5VDC và Vout của cảm biến cũng là 5VDC) thì không cần nối trở Rx mà nối trực tiếp chân tín hiệu của cảm biến với chân tín hiệu của Arduino.
- Nếu mạch cần giao tiếp sử dụng mức tín hiệu có điện áp khác với điện áp VCC của cảm biến (Ví dụ cảm biến cấp VCC=10VDC, điện áp giao tiếp của Arduino=5VDC) thì cần nối thêm trở Rx như hình dưới để giá trị của Vout=5VDC không làm cháy mạch Arduino, giá trị của Rx được tính theo công thức cầu phân áp là: Rx= (Vout*R1) / (VCC-Vout) = (5*10) / (10-5) = 10k.
Quý Khách lưu ý hiện có rất nhiều Website và Trang bán hàng (Shoppee, Lazada,…) giả mạo mobitool.net với tên gọi, thông tin sản phẩm giống gần như 100% để Quý Khách khó phân biệt, Quý Khách nên đọc qua bài viết sau và cẩn trọng trước quyết định mua hàng tại những trang này. Thông tin sản phẩm được mobitool.net tự xây dựng, nếu sử dụng xin vui lòng ghi rõ nguồn, xin cảm ơn!