Trong bài này chúng ta sẽ học tới cú pháp lập trình C, mỗi ngôn ngữ đều có cú pháp riêng (Syntax), học về cú pháp sẽ giúp các bạn hạn chế được các lỗi Syntax Error. Một lỗi cơ bản mà lập trình viên mới học hay mắc phải
Cú pháp lập trình C
Cú pháp là cách bố trí các Token hay từ khóa một cách có ý nghĩa, giúp lập trình viên và máy móc đều có thể hiểu được.
Ví như: Từ TÔI sẽ được cấu thành từ 3 chữ T Ô T, nhưng sắp xếp thành câu có nghĩa là TÔI là đúng, còn viết là TIÔ thì không có nghĩa gì cả
Dấu chấm phẩy ; trong C
Chương trình C, dấu chấm phảy là một phần kết thúc lệnh. Thực tế mỗi lệnh trong C phải kết thúc bởi một dấu chấm phẩy. Nó thông báo phần kết thúc của một thuộc tính logic.
Ví dụ dưới đây là 2 đoạn lệnh:
printf("Hello, World! n"); return 0;
Cú pháp lệnh trong lập trình C
Một lệnh trong lập trình C bao gồm các token, một token có thể là một từ khóa, một định danh, một hằng số, một chuỗi hoặc một ký tự. Có một số kiểu lệnh cơ bản như sau:
- Lệnh khai báo
- Lệnh gán
- Lệnh thực thi
- Lệnh so sánh, rẽ nhánh
- Lệnh lặp
Lệnh khai báo
Khai báo những phần tử dùng trong chương trình
Với tiền xử lý ta có: #include , #define
Với khai báo biến và hằng ta có cấu trúc: Kieu_du_lieu <Dau_cach> Ten_du_lieu;
VD:
int a;//
float b;
unsigned char c;
Chúng ta có thể vừa khai báo và gán giá trị đầu tiên cho biến hoặc hằng như sau:
int a = 100;
float b = 0.11;
Lệnh gán
Là lệnh sao chép dữ liệu từ biến này vào biến kia hoặc gán giá trị vào biến. Cấu trúc là Ten_Bien = Gia_Tri;
VD:
a = 100; //gán giá trị 100 cho a
a = b; //gán giá trị b cho a
Khi sử dụng lệnh gán, chúng ta lưu ý tới kiểu dữ liệu mà biến đó sử dụng. Nếu 2 biến khác kiểu dữ liệu có thể xảy ra lỗi. Khi đó các bạn cần ép kiểu dữ liệu sẽ học ở bài sau.
Lệnh thực thi
Lệnh thực thi thực chất là sử dụng các hàm và truyền các tham số vào. Máy tính sẽ thực thi và trả về kết quả.
Cú pháp: Gia_tri_tra_ve = Ten_Ham(Tham_so_1, Tham_so_2, Tham_so_3.... );
VD:
printf("Hello World"); // thực chất là dùng hàm prinf của thư viện <stdio.h>
Lệnh so sánh và rẽ nhánh
Chúng ta sẽ học tại bài if, else và cấu trúc rẽ mánh
Lệnh lặp
Chúng ta sẽ học tại bài for, while và cấu trúc vòng lặp
Khoảng trắng trong C
Một dòng có thể chứa khoảng trắng, có thể là những dòng comment, được biết đến như dòng trắng khi cùng được bộ biên dịch bỏ qua khi biên dịch.
Một khoảng trắng trong C có thể là một đoạn trống, tab, newline (dòng mới) hoặc comment. Một khoảng trắng chia một phần của lệnh thành nhiều phần và giúp bộ biên dịch phân biệt một thành phần trong một lệnh, như int , kết thúc thành phần và bắt đầu thành phần tiếp theo như lệnh sau:
int diemthi;
Phải có ít nhất một khoảng trắng ký tự giữa int và diemthi để bộ biên dịch hiểu và phân biệt được chúng.
Mặt khác, xem lệnh dưới đây:
luong = luongcoban + phucap; // tinh tong luong
Không cần thiết khoảng trắng giữa luong và dấu =, hoặc giữa dấu = và luongcoban vì các phần tử đã được phân tách với nhau bởi phép toán.
Comment trong C
Chú thích giống như việc trợ giúp trong chương trình C và được bỏ qua bởi bộ biên dịch. Nó bắt đầu với /* và kết thúc với ký tự */ như dưới đây:
/* Đây là kiểu comment cho nhiểu dòng */
//Dây là kiểu comment cho 1 dòng
Định danh (Identifier) trong C
Một định danh trong C là một tên được sử dụng như một biến, hàm và một thành phần được người dùng định nghĩa. Một định danh có thể bắt đầu bởi các ký tự A đến Z, a đến z và dấu gạch dưới (_) và số 0 đến 9.
C không cho phép các dấu như @, $, và % trong tên định danh. C là ngôn ngữ phân biệt chữ thường – chữ hoa. Các định danh hợp lệ như sau
nam hoangminh abc ha_noi a_123 sinhvien _hocphi j d23b5 nhanVien
Các từ khóa trong C
Dưới đây là danh sách các từ khóa được dành riêng trong ngôn ngữ C. Các định danh hay biến, hằng số không thể đặt tên giống các từ khóa dưới đây, nếu không chương trình sẽ báo lỗi.
auto | else | long | switch |
break | enum | register | typedef |
case | extern | return | union |
char | float | short | unsigned |
const | for | signed | void |
continue | goto | sizeof | volatile |
default | if | static | while |
do | int | struct | _Packed |
double |
Kết
Hy vọng sau bài này, các bạn đã nắm rõ hơn về cú pháp trong lập trình C. Từ đó viết code ít lỗi hơn, chúng ta sẽ tiếp tục tới bài tiếp theo trong Serie Học lập trình C từ A tới Z
Nếu thấy có ích hãy chia sẻ bài viết và tham gia nhóm Nghiện Lập Trình để giao lưu và học hỏi nhé.