Biến tần LS IP5A là dòng biến tần chuyên dụng có khả năng đáp ứng các chức năng tiêu chuẩn cho hoạt động của quạt và bơm. Dòng IP5A giúp tối ưu hoá hiệu suất cho bơm, quạt, từ đó tiết giảm chi phí đầu tư cho hệ thống. Khi mua biến tần mới thì chúng ta phải tiến hành setup cài đặt cho biến tần theo ứng dụng cụ thể thì biến tần mới chạy được. Trong bài này CNCRITECH sẽ hướng dẫn chi tiết các bạn cách cài đặt, đấu nối biến tần LS IP5A từ A tới Z
Các nhóm lệnh cơ bản trong cài đặt biến tần LS IP5A
1. Drive group (DRV): Khi vào nhóm này biến tần LS IP5A sẽ cài đặt các thông số cần thiết như tần số, thời gian tăng (ACC), thời gian giản (DEC) . . .
2. FU1 group (FU1): Khi vào nhóm này biến tần LS IP5A sẽ cài đặt các thông số có chức năng điều chỉnh tần số, điện áp . . .
3. FU2 group (FU2): Khi vào nhóm này biến tần LS (IP5A) sẽ cài đặt công suất motor , lực torque . . .
4. Input/Output terminal funtion group (IN): cài đặt thông số các chân ngõ ra , ngõ vào chức năng , cài đặt ngõ vào số và tương tự …
5. Communication funtion group (COM): cài đặt thông số truyền thông.
6. Application funtion group (APP): cài đặt thông số cho ứng dụng PID …
7. EXT group (EXT): cài đặt thông số cho broad ứng dụng.
DRV Group
- DRV_00: Freq Command (cài đặt tần số chạy Hz)
- DRV_01: Acceleration Time : Thời gian tăng tốc
- DRV_02: Deceleration Time : Thời gian giảm tốc
- DRV_03: Drive Mode (Run/Stop Method) : chọn đầu vào tín hiện run biến tần
0: Keypad (chạy, dùng bằng màn hình)
- DRV_04 : Frequency Mode (Frequency setting method) : Lựa chọn đầu vào tần số cho biến tần
0: keypad 1 (tăng, giảm tốc độ trên màn hình)
1: Keypad ngoài
FU1 Group
- FUI_29: Power Source Freq (nhập tần số lưới điện: 50Hz)
- FUI_30: Max Freq (cài đặt tần số cao nhất)
- FUI_31: Base Freq (nhập tần số động cơ, xem trên nhãn động cơ)
- FU1 32: Starting Frequency : tần số bắt đầu
- FUI_50: Motor rated voltage (điện áp động cơ, xem trên nhãn động cơ)
- FUI_60: Electronic Thermal selection (bảo vệ quá nhiệt – cài lên 1)
- FUI_66: Overload trip selection (bảo vệ quá tải – cài lên 1)
Xem thêm: sửa chữa các lỗi biến tần LS
FU2 Group
- FU2_20: Power ON Start (((Cấp nguồn chạy biến tần (với điều kiện Drv_03 cài lên 1, nối tắt giữa CM và M7 hoặc M8))
- FU2_40: Motor select capacity (chọn công suất động cơ, xem trên nhãn động cơ)
- FU2_43: Motor rated current (dòng điện định mức động cơ, xem trên nhãn động cơ)
- FU2_93: Parameter initialize (đưa thông số về mặc định nhà sản xuất, cài lên 1)
I/O Group
- I/O-01: Filtering Time Constant for V1 Signal Input : Cài thời gian lọc tín hiệu điện áp của biến trở 0-10V đưa về biến tần LS
- I/O-02: V1 Input Minimum Voltage : Cài mức thấp của điện áp ngõ vào của biến trở ngõ 0-12V biến tần LS
- I/O_03: Frequency Corresponding to V1 Input Minimum Voltage: Cài mức thấp của tần số trong khoảng 0 đến FU1-30
- I/O-04: V1 Input Minimum Voltage : Cài đầu vào điện áp thấp nhất của chân V1 từ 0 đến 12V
- I/O_05: V1 Input Maximum Voltage : Cài đầu vào tần số cao nhất của chân V1 từ 0 đến 400hz
Điều khiển PID – trình tự cài đặt PID
- B1: Chọn APP_02 lên 1 (lựa chọn PID chạy)
- B2: APP-04 ta chọn 1, sau đó APP-05: cách nhập tham chiếu PID
- B3: App-06: PID hồi tiếp (VD: tín hiệu hồi tiếp từ cảm biến áp suất (4-20mA) thì ta chọn 1)
- B4: App-14: đặt giới hạn tần số, APP-15: đặt giới hạn tần số thấp (thường khoảng 20-30Hz)
- B5: APP-27: thời gian chạy ở tần số ngủ trước khi ngủ
- B6: APP-28: Nhập tần số ngủ (là tần số mà biến tần chạy ở tốc độ thấp hơn hoặc bằng tần số này với thời gian APP-27 thì biến tần sẽ ngủ (VD: ta đặt tần số thấp ở 20Hz, khi mức phản hồi về cao hơn mức ngưỡng đặt, biến tần sẽ giảm về tần số thấp, sau thời gian APP-27 biến tần sẽ chuyển qua chế độ ngủ nếu ta cài APP-28 cao hơn giá trị ở APP-15 (VD 21Hz)
- B7: APP-29 mức thức dậy của biến tần (%) là mức được tính như sau: Lấy mức tham chiếu trừ đi mức đặt ở APP-29. (VD: mứ tham chiếu là 5Bar thì khi ta cài APP-29 là 2% thì mứ thức dậy sẽ là 5-2=3bar)
- B8: I/O-86: Chọn đơn vị (%bar/Pa…..), I/O-87: chọn đơn vị lớn nhất (ta chọn 100% hoặc 10% tương ứng với đơn vị % hoặc bar)
- B9: I/O-20: Cài sang open-loop (chuyển từ PID sang U/F) ta đưa tín hiệu vào chân MI để chuyển từ PID sang chạy bình thường .