Home Thơ Hay Văn tế thập loại chúng sinh

Văn tế thập loại chúng sinh

705
Văn tế thập loại chúng sinh

Văn tế chiêu hồn – Văn tế thập loại chúng sinh đầy đủ nhất

Tiết tháng Bảy mưa dầm sùi sụt,
Toát hơi may lạnh buốt xương khô,
Não người thay buổi chiều thu,
Ngàn lau nhuốm bạc, lá ngô rụng vàng.

5. Đường bạch dương bóng chiều man mác

Ngọn đường lê lác đác sương sa,
Lòng nào là chẳng thiết tha,
Cõi dương còn thế nữa là cõi âm.
Trong trường dạ tối tăm trời đất.
10. Có khôn thiêng phảng phất u minh,
Thương thay thập loại chúng sinh,
Hồn đơn phách chiếc lênh đênh quê người.
Hương khói đã không nơi nương tựa,
Hồn mồ côi lần lữa đêm đen,
15. Còn chi ai quí ai hèn,
Còn chi mà nói ai hiền ai ngu?
Tiết đầu thu lập đàn giải thoát
Nước tĩnh bình rưới hạt dương chi
Muôn nhờ đức Phật từ bi,
20. Giải oan, cứu khổ, hồn về tây phương.
Cũng có kẻ tính đường kiêu hãnh,
Chí những lăm cướp gánh non sông,
Nói chi những buổi tranh hùng
Tưởng khi thế khuất vận cùng mà đau.
25. Bỗng phút đâu mưa sa ngói lở
Khôn đem mình làm đứa sất phu,
Lớn sang giàu nặng oán thù,
Máu tươi lai láng, xương khô rã rời.
Đoàn vô tự lạc loài nheo nhóc,
30. Quỷ không đầu than khóc đêm mưa
Cho hay thành bại là cơ
Mà cô hồn biết bao giờ cho tan!
Cũng có kẻ màn lan trướng huệ,
Những cậy mình cung quế Hằng Nga,
35. Một phen thay đổi sơn hà,
Mảnh thân chiếc lá biết là về đâu?
Trên lầu cao dưới cầu nước chảy
Phận đã đành trâm gãy bình rơi,
Khi sao đông đúc vui cười,
40. Mà khi nhắm mắt không người nhặt xương.
Đau đớn nhẽ không hương không khói,
Luống ngẩn ngơ dòng suối rừng sim.
Thương thay chân yếu tay mềm
Càng năm càng héo, một đêm một rầu.
45. Kìa những kẻ mũ cao áo rộng,
Ngọn bút son thác sống ở tay,
Kinh luân găm một túi đầy,
Đã đêm Quản Cát lại ngày Y Chu.
Thịnh mãn lắm oán thù càng lắm,
50. Trăm loài ma mồ nấm chung quanh,
Nghìn vàng khôn đổi được mình
Lầu ca, viện hát, tan tành còn đâu?
Kẻ thân thích vắng sau vắng trước
Biết lấy ai bát nước nén nhang?
55. Cô hồn thất thểu dọc ngang,
Nặng oan khôn nhẽ tìm đường hoá sinh.
Kìa những kẻ bài binh bố trận
Đem mình vào cướp ấn nguyên nhung.
Gió mưa sấm sét đùng đùng,
60. Dãi thây trăm họ nên công một người.
Khi thất thế tên rơi đạn lạc,
Bãi sa trường thịt nát máu rơi,
Bơ vơ góc bể chân trời,
Nắm xương vô chủ biết vùi nơi nao?
65. Trời thăm thẳm mưa gào gió thét,
Khí âm huyền mờ mịt trước sau,
Ngàn mây nội cỏ rầu rầu,
Nào đâu điếu tế, nào đâu chưng thường?
Cũng có kẻ tính đường trí phú,
70. Mình làm mình nhịn ngủ kém ăn,
Ruột rà không kẻ chí thân
Dẫu làm nên để dành phần cho ai?
Khi nằm xuống không người nhắn nhủ,
Của phù du dẫu có như không,
75. Sống thời tiền chảy bạc ròng,
Thác không đem được một đồng nào đi.
Khóc ma mướn, thương gì hàng xóm
Hòm gỗ đa bó đóm đưa đêm
Ngẩn ngơ trong quảng đồng chiêm,
80. Nén hương giọt nước, biết tìm vào đâu?
Cũng có kẻ rắp cầu chữ quý
Dấn mình vào thành thị lân la,
Mấy thu lìa cửa lìa nhà,
Văn chương đã chắc đâu mà trí thân?
85. Dọc hàng quán phải tuần mưa nắng,
Vợ con nào nuôi nấng khem kiêng,
Vội vàng liệm sấp chôn nghiêng,
Anh em thiên hạ láng giềng người dưng.
Bóng phần tử xa chừng hương khúc
90. Bãi tha ma kẻ dọc người ngang,
Cô hồn nhờ gửi tha phương,
Gió trăng hiu hắt, lửa hương lạnh lùng.
Cũng có kẻ vào sông ra bể,
Cánh buồm mây chạy xế gió đông
95. Gặp cơn giông tố giữa dòng,
Đem thân vùi rấp vào lòng kình nghê.
Cũng có kẻ đi về buôn bán,
Đòn gánh tre chín dạn hai vai,
Gặp cơn mưa nắng giữa trời,
100. Hồn đường phách sá lạc loài nơi nao?
Cũng có kẻ mắc vào khoá lính,
Bỏ cửa nhà đi gánh việc quan,
Nước khe cơm ống gian nan,
Dãi dầu nghìn dặm lầm than một đời.
105. Buổi chiến trận mạng người như rác,
Phận đã đành đạn lạc tên rơi.
Lập loè ngọn lửa ma trơi,
Tiếng oan văng vẳng tối trời càng thương.
Cũng có kẻ nhỡ nhàng một kiếp,
110. Liều tuổi xanh buôn nguyệt bán hoa,
Ngẩn ngơ khi trở về già,
Đâu chồng con tá biết là cậy ai?
Sống đã chịu một đời phiền não
Thác lại nhờ hớp cháo lá đa,
115. Đau đớn thay phận đàn bà,
Kiếp sinh ra thế biết là tại đâu?
Cũng có kẻ nằm cầu gối đất,
Dõi tháng ngày hành khất ngược xuôi,
Thương thay cũng một kiếp người,
120. Sống nhờ hàng xứ, chết vùi đường quan!
Cũng có kẻ mắc oan tù rạc
Gửi mình vào chiếu rách một manh.
Nắm xương chôn rấp góc thành,
Kiếp nào cởi được oan tình ấy đi?
125. Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé,
Lỗi giờ sinh lìa mẹ lìa cha.
Lấy ai bồng bế vào ra,
U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng.
Kìa những kẻ chìm sông lạc suối,
130. Cũng có người sẩy cối sa cây,
Có người leo giếng đứt dây,
Người trôi nước lũ kẻ lây lửa thành.
Người thì mắc sơn tinh thuỷ quái
Người thì sa nanh sói ngà voi,
135. Có người hay đẻ không nuôi,
Có người sa sẩy, có người khốn thương.
Gặp phải lúc đi đường lỡ bước
Cầu Nại Hà kẻ trước người sau
Mỗi người một nghiệp khác nhau
140. Hồn xiêu phách tán biết đâu bây giờ?
Hoặc là ẩn ngang bờ dọc bụi,
Hoặc là nương ngọn suối chân mây,
Hoặc là bụi cỏ bóng cây,
Hoặc nơi quán nọ cầu này bơ vơ.
145. Hoặc là nương thần từ, Phật tự
Hoặc là nơi đầu chợ cuối sông
Hoặc là trong quãng đồng không,
Hoặc nơi gò đống, hoặc vùng lau tre.
Sống đã chịu nhiều bề thảm thiết,
150. Gan héo khô dạ rét căm căm,
Dãi dầu trong mấy mươi năm,
Thở than dưới đất, ăn nằm trên sương.
Nghe gà gáy tìm đường lánh ẩn,
Lặn mặt trời lẩn thẩn tìm ra,
155. Lôi thôi bồng trẻ dắt già,
Có khôn thiêng nhẽ lại mà nghe kinh.
Nhờ phép Phật siêu sinh tịnh độ,
Phóng hào quang cứu khổ độ u,
Rắp hoà tứ hải quần chu,
160. Não phiền rũ sạch, oán thù rửa không.
Nhờ đức Phật thần thông quảng đại,
Chuyển pháp luân tam giới thập phương,
Nhơn nhơn Tiêu Diện đại vương,
Linh kỳ một lá dẫn đường chúng sinh.
165. Nhờ phép Phật uy linh dũng mãnh,
Trong giấc mê khua tỉnh chiêm bao,
Mười loài là những loài nào?
Gái trai già trẻ đều vào nghe kinh.
Kiếp phù sinh như hình bào ảnh,
170. Có chữ rằng: “Vạn cảnh giai không”
Ai ơi lấy Phật làm lòng,
Tự nhiên siêu thoát khỏi trong luân hồi.
Đàn chẩn tế vâng lời Phật giáo,
Của có chi bát cháo nén nhang,
175. Gọi là manh áo thoi vàng,
Giúp cho làm của ăn đường thăng thiên.
Ai đến đây dưới trên ngồi lại,
Của làm duyên chớ ngại bao nhiêu.
Phép thiêng biến ít thành nhiều,
180. Trên nhờ Tôn Giả chia đều chúng sình.
Phật hữu tình từ bi phổ độ
Chớ ngại rằng có có không không.
Nam mô Phật, nam mô Pháp, nam mô Tăng
Độ cho nhất thiết siêu thăng thượng đài.

Tìm kiếm bài văn tế thập loại chúng sinh

văn chiêu hồn

văn cúng cô hồn thập loại chúng sinh

văn chiêu hồn nguyễn du

van te thap loai chung sinh

văn tế cô hồn thập loại chúng sinh

văn tế cô hồn

văn tế thập loại chúng sinh mp3

văn tế thập loại chúng sinh của nguyễn du

5/5 - (3 bình chọn)

705 COMMENTS

  1. Hi! Do you know if they make any plugins to help with SEO?

    I’m trying to get my blog to rank for some targeted keywords but I’m not
    seeing very good gains. If you know of any please share.
    Thanks! I saw similar article here: Blankets

  2. この勅語を最も肝に銘じたのは品川弥二郎内相だった。 “Octuplets born in Bellflower” (英語).明治25年2月15日に第2回衆議院議員総選挙が行われたが、それに先立って天皇は、政府と衆院の対立が次の議会でも繰り返されることを憂慮し、松方首相に次のことを告げた。天皇は宮内大臣土方久元を伊藤のもとに派遣し、東京へ戻るよう要求。 ある者は「注意シテ」というのをロシアを挑発するなという意味に理解し、ある者は憲法をみだりに変更してはいけないという意味に理解した。政府の判事たちへの働きかけもむなしく、5月25日から始まった津田の裁判では、津田に刑法116条は適用されなかった。

  3. 、8日に死去した漫談家のケーシー高峰を偲び「追悼・ 6月26日 横田二郎相談役(元社長)が死去。 1月30日 東横線横浜駅 – 桜木町駅間の営業を終了。 2月1日 横浜高速鉄道みなとみらい線開業、東横線が相互直通運転を開始。 9月15日 電車内における携帯電話マナーのご案内を、関東17の鉄道事業者で統一。

  4. 日本国政府の関係者は貿易を支援するためハノイを訪れたが、ベトナムは貿易のさらなる成長を抑制していた、膨大な公的及び民間の債務を返還することができなかった。中には、陸軍士官学校を創設して、約200人のベトミン士官を養成した者もおり、1986年には8人の元日本兵がベトナム政府から表彰を受けた。日本からベトナムへの輸出は、化学・
    ベトナムの要求に応え、日本は賠償金を支払い、南北ベトナムの統一によるベトナム社会主義共和国の誕生後の1975年10月11日、ハノイに大使館を設置した。

  5. 新体操選手権北九州大会が開幕します! “参院静岡補選 野党系の山崎真之輔氏が当選確実 衆院選の前哨戦、岸田首相に痛手”.細田氏 副議長は立民・俳優の菅田将暉さん・財務省 (2021年10月1日).

    2021年10月1日閲覧。

  6. 酢水に浸けると変色を防ぐことができますが、栄養の観点で見ると実はNG。 「旬の時期のレンコンは、表皮が茶褐色の物もあります。第二次世界大戦中の1944年に、鉄道省通牒による戦時統合により、藤沢自動車、東海道自動車および伊勢原自動車は合併することとなり、神奈川中央乗合自動車が成立した。 「当時の女房が明かす「小学6年の大谷翔平」」『現代ビジネス・ 「11勝10本塁打の真相 「今年の数字は軽く超える」SPECIAL INTERVIEW① 大谷翔平」『週刊ベースボール』2012年10月29日号(雑誌20444-12/22)ベースボール・

  7. 『不道徳教育講座』(日活、1959年1月) – 三島が冒頭と最後のナビゲーター役で特別出演。現代劇場『ボクシング』(文化放送 1954年11月21日)
    – 三島が台本構成。以下の企画の他、火曜21:30よりスマートフォンの楽しさを伝えるニコニコ生放送「Xperia™ presents 吉田尚記 XYZ」を配信する。初版刊行本を記載(後発の刊行情報は各記事を参照)。 1963年3月刊行(限定1,500部)。男の死(撮影1970年9月17日以降-11月17日) – カメラマン:篠山紀信。薔薇刑(撮影1961年9月13日-1962年春)
    – カメラマン:細江英公。

  8. 「昭和28年12月28日」(日録 1996, p. 「澁澤龍彦宛ての書簡」(昭和42年12月25日付)。岸田今日子との対話「25周年 最後の秘話」(オール讀物 1995年12月号)。初年度、投手としては13試合に登板し、3勝無敗、防御率4.23を記録した。
    また、ベトナム国内では各地に勤皇運動が発生し、対仏レジスタンスが展開されるが、フエの宮廷を逃れ、山中で勤皇運動を主導していた咸宜帝が1888年、フランス軍に逮捕されたことにより、終息に向かうこととなった。

  9. 藤田覚『江戸時代の天皇』講談社〈天皇の歴史.地球日本史』 〈1〉
    : 明治中期から第二次大戦まで、産経新聞ニュースサービス, 扶桑社 (発売)、2005年。西川誠『明治天皇の大日本帝国』講談社〈天皇の歴史.
    レッドファーン、今泉宜子『天皇のダイニングホール 知られざる明治天皇の宮廷外交』思文閣出版、2017年。政治・社会』第96巻、慶應義塾大学大学院法学研究科内『法学政治学論究』刊行会、2013年、143-177頁。

LEAVE A REPLY

Please enter your comment!
Please enter your name here