Home Âm nhạc Tụ gốm là gì? Nguyên lý và cấu tạo của tụ gốm

Tụ gốm là gì? Nguyên lý và cấu tạo của tụ gốm

0
Tụ gốm là gì? Nguyên lý và cấu tạo của tụ gốm

Tụ gốm là một trong những linh kiện điện tử phổ biến được sử dụng trong các loại máy, thiết bị điện tử hiện nay. Chúng có công dụng chủ yếu để làm các linh kiện chịu điện áp cao cũng như thiết kế nhỏ gọn dễ lắp đặt trong các thiết bị máy móc.

Tụ gốm là gì?

Tụ gốm hay còn gọi là tụ điện gốm là một tụ điện có giá trị cố định, bao gồm vật liệu gốm là chất điện môi.

Tụ gốm được chế tạo từ hai hoặc nhiều lớp gốm xứ và một lớp kim loại ở bên trong có nhiệm vụ hoạt động như các điện cực.

Điểm đặc biệt của tụ gốm chính là bạn có thể kết nối nó trong mạch điện theo hướng nào cũng được bởi tụ gốm là thiết bị không phân cực. Chính vì vậy mà tụ gốm luôn được ưu tiên sử dụng vì độ an toàn được đảm bảo hơn tụ phân cực.

tu gom la gi

Tụ gốm là một trong những linh kiện điện tử quen thuộc được sử dụng nhiều trong các thiết bị máy móc

Nguyên lý hoạt động của tụ gốm

Nguyên lý hoạt động của tụ điện gốm dựa trên nguyên lý phóng nạp. Nguyên lý này được giải thích rằng: Để tạo ra dòng điện tụ gốm sẽ tích trữ năng lượng điện như một ắc qui nhỏ dưới dạng năng lượng điện trường, nó lưu trữ hiệu quả các electron và sau đó phóng ra các điện tích này rồi tạo ra dòng điện.

Khác với ắc qui tự sản sinh ra các electron, tụ điện gốm không có khả năng sản sinh mà chỉ là lưu trữ các electron.

Công dụng của tụ gốm

Tụ gốm đem lại rất nhiều tác dụng tích cực cho ngành công nghiệp điện tử như:

Được sử dụng trong trạm phát, lò cảm ứng, nguồn cung cấp năng lượng laser cao áp, bộ ngắt mạch điện, ứng dụng mật độ cao, bảng mạch in, trong bộ chuyển đổi DC sang DC, bộ điều khiển động cơ BLDC, PLC…

Được sử dụng trên các chổi của động cơ DC nhằm giảm nhiễu RF

Được sử dụng chủ yếu trong các ứng dụng cần độ ổn định cao và trong các thiết bị tiêu thụ gấp. Các thiết bị này sẽ cung cấp kết quả chính xác và giá trị điện dung của tụ gốm luôn ổn định với điện áp, tần số và nhiệt độ được sử dụng.

Nhờ vào tính chịu điện áp cao hơn nhiều so với các PCB mà loại này có các chân chuyên dụng được sử dụng để kết nối an toàn với nguồn điện áp cao. Thông thường chúng sẽ chịu điện áp từ 2kV đến 1000kV.

Tùy theo thành phần của vật liệu gốm mà ứng dụng khác nhau. Cụ thể:

Các tụ gốm loại 1 mang lại độ ổn định cao và tiêu hao thấp cho các ứng dụng mạch cộng hưởng.

Các tụ gốm loại 2 cung cấp hiệu suất thể tích cao cho các ứng dụng đệm, by-pass và khớp nối.

tu gom la gi

Tụ gốm đem lại nhiều ứng dụng tích cực cho ngành công nghiệp điện tử

Ưu nhược điểm của tụ gốm

Ưu điểm

Tụ gốm có rất nhiều ưu điểm như:

Dung sai chính xác:Tụ gốm được sử dụng chủ yếu cho các ứng dụng cần độ ổn định cao và trong các thiết bị có tiêu thụ thấp. Các thiết bị này cung cấp kết quả rất chính xác và giá trị điện dung của tụ gốm luôn ổn định đối với điện áp, tần số và nhiệt độ được sử dụng.

Kích thước nhỏ gọn: Với các thiết bị yêu cầu về mật độ đóng gói thì tụ điện chính là linh kiện có lợi thế lớn vì thiết kế nhỏ gọn so với các tụ điện khác. Cụ thể một tụ điện gốm nhiều “0402” có kích thước vô cùng nhỏ chỉ khoảng 0,4 mm x 0,2 mm.

Công suất cao và điện áp cao: Rất nhiều loại tụ gốm được sản xuất để chịu điện áp cao, các tụ điện này lớn hơn nhiều so với PCB. Loại này có thể chịu được điện áp từ 2kV đến 100kV.

Nhược điểm

Trong quá trình sử dụng tì tụ gốm rất hay hỏng ở dạng bị dò hoặc bị chập. Với các lỗi như vậy bắt buộc phải thay thế tụ điện gốm khác.

Cách kiểm tra tụ điện gốm trong mạch điện

Để kiểm tra tụ gốm thì ta có thể dùng thang 1K ohm hoặc 10K ohm để kiểm tra.

Nếu tụ gốm tốt là thì sau khi phóng nạp kim đồng hồ phải trở về vị trí cũ, nếu kim không trở về hoặc lên = 0 ohm là tụ bị dò hoặc chập.

Ví dụ có 3 tụ C1, C2, C3

Khi đo tụ C1 (là tụ tốt) kim sẽ phóng lên 1 chút rồi trở về vị trí cũ (các tụ nhỏ quá <1nF thì kim sẽ không phóng nạp)

Khi đo tụ C2 (là tụ bị dò) lúc này ta sẽ thấy kim lên lưng chừng thang đo và dừng lại không trở về vị trí cũ.

Khi đo tụ C2 (là tụ bị chập) lúc này ta sẽ thấy kim lên = 0 Ω và không trở về.

Lưu ý tụ giấy và tụ gốm rất giống nhau chính vì vậy nếu chắc chắn là tụ gốm thì bạn nên để đồng hồ ở mức thhang x10KΩ, và phải đảo chiều kim đồng hồ vài lần khi đo.

tu gom la gi

Tụ gốm có 2 cách đọc khác nhau

Cách đọc tụ điện gốm

Trên mỗi tụ điện gốm sẽ có ký hiệu riêng để phân biệt. Để tránh mắc phải nhầm lẫn khi đọc bạn có thể đọc như sau:

Cách 1: Hai số đàu giữ nguyên, số thứ 3 tương ứng với con số 0 thêm vào sau và lấy lơn vị là Pico

VD: 103J nghĩa là 10000pico = 10 Nano hoặc 471K sẽ là 470Pico

Cách 2: Ví dụ tụ có ký hiệu là 01J, .22K, thì lấy đơn vị là Micro và có nghĩa .01J tương đương 0,01 Micro = 10 Nano, .022K là 0,022 Micro = 22 Nano

Trên đây là các thông tin về tụ gốm là gì, nguyên lý, cấu tạo và công dụng của tụ gốm. Hy vọng rằng với những chia sẻ trên sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại tụ điện gốm.

Có thể bạn cũng quan tâm:

Tư vấn dây chuyền chiết rót nước đóng chai 350ml

Tư vấn dây chuyền chiết rót đóng chai 500ml

Bạn hãy đăng kí kênh Youtube của Uniduc để xem được tin tức những robot mới nhất của Uniduc nghiên cứu phát triển TẠI ĐÂY

Chúc bạn thành đạt trong công việc và hạnh phúc trong cuộc sống!

UNIDUC – Chuyên Dây Chuyền Sản Xuất Khẩu Trang Y tế, Robot.

Địa chỉ: 22 Đường 54, Thảo Điền, Quận 2, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam

Hotline Tư Vấn Miễn Phí: 089 6688 629 (Mr Đức)

Email: [email protected]

Rate this post