Home Âm nhạc Cảm biến ISOCELL là gì?

Cảm biến ISOCELL là gì?

0
Cảm biến ISOCELL là gì?

Trong bài viết này, mình sẽ giới thiệu tới các bạn cảm biến ISOCELL là gì và công nghệ camera kép ISOCELL.

Cảm biến ISOCELL là gì?

Cảm biến ISOCELL là gì?

Cảm biến ISOCELL của Samsung

Cảm biến ISOCELL là gì? Cảm biến camera ISOCELL là một công nghệ sáng tạo mới trong ngành công nghiệp smartphone. Lần đầu tiên mình nhận thấy thuật ngữ này là khi đang tìm hiểu về thông số kỹ thuật của chiếc smartphone OnePlus X. Qua một vài nghiên cứu nhỏ, mình phát hiện ra rằng bộ cảm biến ISOCELL cho ra chất lượng hình ảnh cao hơn các cảm biến được sử dụng trên các dòng điện thoại thông minh và máy tính bảng khác. Công nghệ này là một sản phẩm trí tuệ của Samsung và được gã khổng lồ này trang bị trên một số dòng smartphone của mình như Galaxy S7 (hay S7 Edge), trai ngược lại với những cảm biến BSI được sử dụng trên những chiếc smartphone khác. ISOCELL sử dụng công nghệ độc nhất vô nhị so với các cảm biến khác trong quá khứ. Máy ảnh ISOCELL tích hợp những dải phân cách giữa các điểm ảnh riêng lẻ. Chúng ta đã biết cảm biến ISOCELL là gì rồi, vậy giờ chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem cảm biến ISOCELL hoạt động ra sao nhé.

Cảm biến ISOCELL hoạt động như thế nào?

Cảm biến ISOCELL là gì?

Hình ảnh thực tế Cảm biến ISOCELL

ISOCELL camera là một thuật ngữ tương đối mới trên thị trường, người ta sẽ tự hỏi rằng nó hoạt động như thế nào, và lợi ích của nó so với cảm biến chiếu hậu mặt sau (BSI). Bạn biết đấy, chất lượng hình ảnh thường bị ảnh hưởng rất lớn bởi lượng ánh sáng mà một máy ảnh có thể chụp được trong mỗi điểm ảnh (pixel) của bức hình. Với máy ảnh ISOCELL, chúng ta có thể giảm nhiễu xuyên âm (crosstalk) giữa các điểm ảnh lên tới 30%, do đó giảm nhiễu (noise) khi chụp trong điều kiện ánh sáng yếu. Mỗi pixel được tăng thêm 30% độ sáng, do đó thêm chất lượng hình ảnh khi chụp trong điều kiện ánh sáng động, không ổn định.

Ngược lại, các bộ cảm biến BSI thông thường có các photon và quang điện giữa các điểm ảnh, do đó làm rò rỉ ánh sáng dẫn tới việc làm giảm độ sắc nét và độ chính xác của màu sắc. Theo các nguồn thông tin từ Samsung, cảm biến ISOCELL mỏng hơn so với cảm biến BSI khiến chúng phù hợp với những chiếc điện thoại siêu mỏng. Đây cũng là xu hướng hiện nay, khi mà các nhà sản xuất điện thoại thông minh có xu hướng thích những điểm ảnh mỏng và nhỏ hơn trên cảm biến nhằm tăng độ phân giải của các bức hình chụp.

Công nghệ máy ảnh ISOCELL thực sự có nhiều lợi thế. Như chúng ta đã thấy, bằng cách cô lập mỗi pixel với một hàng rào, các photon được điều chỉnh đường đi một cách chính xác, do đó làm tăng độ sắc nét của hình ảnh. Trái lại, các cảm biến BSI có độ nhiễu xuyên âm cao dẫn đến độ trung thực màu thấp hơn. Đó là lý do tại sao máy ảnh ISOCELL được cho là cải thiện độ sắc nét và phong phú của hình ảnh. Ngoài ra, với các rào cản giũa các điểm ảnh của cảm biến ISOCELL, các photodiode có thể được tăng lên. Điều này cho phép nhận được ánh sáng nhiều hơn từ các góc độ khác nhau, cho phép điều chỉnh ống kính. Ngoài ra nó còn cho phép giảm độ dày của máy ảnh, do đó phù hợp hơn với các thiết bị di động mỏng.

ISOCELL được tạo ra nhằm mục đích giải quyết những vấn đề đối với các điểm ảnh (pixel) nhỏ. Samsung hiện nay chính là nhà sản xuất cảm biến ISOCELL và tiên phong sử dụng trên các dòng điện thoại thông minh của mình. Cũng cần lưu ý rằng khi mật độ điểm ảnh tăng lên trên các cảm biến lớn hơn, ISOCELL có thể sẽ bắt đầu được sử dụng trong các thiết bị lớn hơn trong tương lai. Hiện tại, Samsung đã bắt đầu thử nghiệm các bộ cảm biến trong series Galaxy mới của mình.

Đôi nét về Samsung Galaxy S7 trang bị cảm biến ISOCELL

Cảm biến ISOCELL là gì?​

Samsung Galaxy S7 sử dụng cảm biến ảnh ISOCELL

Ngôn ngữ thiết kế quen thuộc, bổ sung khả năng chống nước hiệu quả

Sở hữu vẻ ngoài mang nhiều nét tiêu biểu của người tiền nhiệm S6 nhưng Galaxy S7 cũng có những điểm nhấn mới mẻ của riêng mình, có thể kể đến như mặt lưng được bo cong hơn giúp người dùng cầm giữ dễ dàng hệ thống camera được làm gọn và bớt lồi hơn. Đặc biệt, khả năng chống nước và bụi đạt tiêu chuẩn IP68 sẽ mang đến sự yên tâm khi sử dụng máy trong điều kiện ẩm ướt và giúp người dùng vệ sinh cho máy dễ dàng hơn.

Màn hình Super AMOLED độ phân giải 2K sắc nét

Màn hình của Galaxy S7 sẽ có kích thước 5,1 inch với độ phân giải 2K (2560 x 1440 pixel), cho mật độ điểm ảnh lên đến 576 ppi, giúp tái hiện hình ảnh với độ sắc nét cực cao ngay trước mắt người dùng. Cùng với đó, công nghệ màn hình Super AMOLED sẽ mang đến những khung hình với màu sắc tươi tắn, sống động, cùng khả năng tiết kiệm điện năng ấn tượng. Nhờ đó, Samsung đã thiết kế thêm tính năng Always On giúp người dùng đọc được các thông báo mà không phải qua thao tác mở sáng màn hình.

Camera chụp hình ấn tượng hơn

Camera của Galaxy S7 cũng sẽ có những nâng cấp đáng kể. Dù độ phân giải được giảm xuống 12MP (so với 16MP trên Galaxy S6), tuy nhiên camera này sẽ có khẩu độ f/1.7 cho khả năng thu sáng tuyệt vời hơn bao giờ hết. Ngoài ra, tính năng chống rung quang học OIS giúp máy ảnh chụp nhanh hơn, ít nhòe hình hơn trong điều kiện thiếu sáng. Chưa hết, Samsung còn sử dụng một cảm biến ảnh mới tự động lấy nét điểm ảnh kép (Dual Pixel) tương tự cảm biến của các máy DSLR của Canon, do vậy hình ảnh sẽ bớt nhiễu, màu sắc rực rỡ hơn.

Nền tảng điều hành mới cho thời lượng pin tốt hơn

Hệ điều hành Android 6.0 Marshmallow mới nhất hiện nay kết hợp với công nghệ màn hình Super AMOLED và vi xử lý tiết kiệm điện năng còn giúp máy có được thời lượng pin lâu hơn, có thể lên đến 2 ngày ở điều kiện sử dụng thông thường. Công nghệ sạc nhanh sẽ giúp rút ngắn đáng kể thời gian chờ đợi của người dùng, ngoài ra Galaxy S7 còn được trang bị tính năng sạc không dây và đặc biệt là tản nhiệt bằng chất lỏng.

Vi xử lý mới, sức mạnh mới

Samsung Galaxy S7 sẽ có 2 phiên bản sử dụng 2 vi xử lý khác nhau là Qualcomm Snapdragon 820 và Exynos 8890 – cả hai đều là những con chip cao cấp thế hệ mới sở hữu hiệu suất vượt trội, giúp máy xử lý hoàn hảo mọi yêu cầu tác vụ dù “nặng nề” nhất. Thêm nữa, dung lượng RAM được nâng cấp lên mức 4GB sẽ giúp xóa đi nỗi băn khoăn về hiệu quả thực thi đa nhiệm. Một điểm tuyệt vời khác là việc Galaxy S7 sẽ hỗ trợ thẻ nhớ ngoài để người dùng mở rộng không gian lưu trữ.

Qua bài viết của mình chắc các bạn đã biết cho mình cảm biến ISOCELL là gì rồi phải không nào. Hi vọng rằng bài viết của mình hữu ích với các bạn.

Xem thêm: Những loại cảm biến camera trên điện thoại là gì?

G.M

Câu hỏi thường gặp

📳 Cảm biến ISOCELL là gì?

Trước hết, ISOCELL là tên thương mại mà Samsung đã đặt cho công nghệ chụp ảnh hay nói đúng hơn là một hệ thống cảm biến hình ảnh CMOS. Còn về mặt kĩ thuật, hệ thống cảm biến hình ảnh này được gọi là 3D-Backside Illuminated Pixel. Trong đó, các cảm biến được thiết kế và bố trí một cách độc đáo (so với các công nghệ cũ – theo Android Authority). ISOCELL thực ra đã tồn tại từ năm 2013, nhưng đến năm 2014 thì mới được trình làng thông qua chiếc Galaxy S5.

🤔 Cảm biến ISOCELL có lợi ích gì?

  • Cảm biến ISOCELL mỏng hơn so với cảm biến BSI khiến chúng phù hợp với những chiếc điện thoại siêu mỏng. Đây cũng là xu hướng hiện nay, khi mà các nhà sản xuất điện thoại thông minh có xu hướng thích những điểm ảnh mỏng và nhỏ hơn trên cảm biến nhằm tăng độ phân giải của các bức hình chụp
  • Làm tăng độ sắc nét của hình ảnh bằng cách cô lập mỗi pixel với một hàng rào, các photon được điều chỉnh đường đi một cách chính xác
  • Các rào cản giũa các điểm ảnh của cảm biến ISOCELL, các photodiode có thể được tăng lên. Điều này cho phép nhận được ánh sáng nhiều hơn từ các góc độ khác nhau, cho phép điều chỉnh ống kính.

❓ Công nghệ ISOCELL gồm có mấy loại?

Sau hơn 4 năm nghiên cứu, Samsung đã đủ tự tin mang ISOCELL ra giới thiệu với công chúng và đóng gói chúng dưới 4 biến thể (thương hiệu con) là Bright, Fast, Slim và Dual (Samsung NewsRoom cho biết). Trong đó:

  • ISOCELL Bright: Là một cảm biến cung cấp hình ảnh sáng, sắc nét với màu sắc trung thực, giảm nhiễu (noise) khi chụp ở môi trường ánh sáng yếu.
  • ISOCELL Fast: Cung cấp khả năng lấy nét tự động siêu nhanh, áp dụng cho mọi đối tượng dù đang đứng yên hay chuyển động ngay cả trong bóng tối.
  • ISOCELL Slim: Được sinh ra để dành cho các thiết bị siêu mỏng, với kích thước cảm biến hình ảnh chỉ từ 0.9 đến 1 µm.
  • ISOCELL Dual: Đây chính là sản phẩm dành riêng cho xu hướng camera kép hiện nay. Cụ thể thì nó được xây dựng từ ý tưởng kết hợp dữ liệu giữa cảm biến đơn sắc (với dải tần nhạy sáng cao hơn) cùng cảm biến màu RGB truyền thống
Rate this post