Home Âm nhạc 5 thông tin quan trọng nhất về điện áp đèn led

5 thông tin quan trọng nhất về điện áp đèn led

0
5 thông tin quan trọng nhất về điện áp đèn led

Điện áp đèn led là yếu tố quan trọng nhằm đảm bảo đèn led hoạt động tốt. Sử dụng mức điện áp không đúng với công suất đèn có thể gây chập cháy bóng. Vậy điện áp của đèn led là gì? Tham khảo 5 thông tin chi tiết dưới đây.

1. Điện áp đèn led là gì?

1.1 Khái niệm điện áp đèn led

  • Điện áp (hiệu điện thế) ” sealing voltage” chính là sự chênh lệch của điện thế ở giữa hai cực của một thiết bị điện.
  • Hoặc hiểu đơn giản là tỷ số chênh lệch giữa nơi có điện thế cao và nơi có điện thế thấp.
  • Ký hiệu là ∆V hay ∆U, hay là V và U.
Điện áp đèn led là mức hiệu điện thế để đèn led phát sáng hiệu quả
Điện áp đèn led là mức hiệu điện thế để đèn led phát sáng hiệu quả
  • Hiểu theo cách khác, nghĩa là năng lượng đèn led mất đi hoặc năng lượng của đèn được lưu trữ khi hoạt động.
  • Thông số này sẽ được nhà sản xuất đèn led in rõ trên đèn hoặc bao bì.
  • Người dùng sẽ dễ dàng nhận biết để sử dụng điện áp đúng cách cho đèn.

1.2 Điện áp định mức của đèn led

  • Đây là mức nguồn điện cần được cung cấp cho đèn để hoạt động bình thường.
  • Mỗi một thiết bị đèn led sẽ có một định mức khác nhau.
  • Sau khi chip led được cung cấp dòng điện đúng theo yêu cầu của nhà sản xuất đưa ra, đèn led sẽ chiếu sáng tốt nhất.
  • Khi dòng điện của đèn led vượt quá hoặc thấp hơn điện áp định mức sẽ khiến đèn không hoạt động hoặc nhanh bị hỏng.
  • Do vậy, các nhà sản xuất luôn ghi rõ điện định mức của đèn led. Từ đó, người mua có thể nắm được mức thông số cần thiết nhằm đảm bảo đèn chiếu sáng tốt nhất.

1.3 Điện áp làm việc của đèn led

  • Đây là mức điện áp có thể giúp đèn led chiếu sáng được; Có thể lớn hơn hoặc bằng điện định mức của đèn led.
  • Khi mức điện làm việc của đèn led bằng định mức có thể giúp đèn led hoạt động tốt.
  • Điều này không ảnh hưởng đến độ bền và tuổi thọ của đèn.
  • Trong trường hợp mức điện làm việc cao hơn hoặc thấp hơn định mức; đèn led sẽ có thể bị hỏng hoặc khiến tuổi thọ đèn led thấp hơn.

2. Ý nghĩa của điện áp đèn led

2.1 Ý nghĩa của điện áp đèn led đến màu đèn led

  • Màu của đèn led phụ thuộc vào từng loại đèn led chiếu sáng.
  • Đồng thời, ở từng mức điện áp của đèn led sẽ tạo màu khác nhau.
Điện áp của đèn led có thể quy định màu ánh sáng khi đèn chiếu sáng
Điện áp của đèn led có thể quy định màu ánh sáng khi đèn chiếu sáng
  • Từ 1.63 VDC – 2.03 VDC, dòng điện 10mA sẽ khiến màu đèn led là màu đỏ.
  • Từ 3.3 VDC và dòng điện 10mA thì đèn led sẽ có màu trắng.
  • Đèn led phát ra ánh sáng vàng khi có dòng điện từ 2.10 VDC đến 3.7 VDC với dòng 10mA.
  • Từ 2.48 VDC đến 3.7 VDC đèn led sẽ phát sáng với ánh sáng màu xanh dương.
  • Mức từ 1.9 VDC đến 4.0 VDC, dòng điện 10mA sẽ có ánh sáng màu xanh lá.
  • Từ 2.76 đến 4.0 VDC, dòng 10mA sẽ có ánh sáng phát ra màu tím.

2.2 Ý nghĩa của điện áp đèn led đối với chất lượng ánh sáng

  • Ảnh hưởng đến chất lượng của ánh sáng; Khi đèn led hoạt động với dòng điện ổn định sẽ đảm bảo ánh sáng đèn led phát sáng ở mức quang thông lớn nhất.
  • Ánh sáng không bị nhấp nháy, chập chờn, không gây hại cho thị giác cho người dùng.
  • Ngược lại, điện không ổn định hoặc thấp hơn sẽ khiến ánh sáng yếu, không đạt tiêu chuẩn chiếu sáng.
  • Do vậy, người dùng cần đảm bảo cung cấp dòng điện đạt theo thông số kỹ thuật cho đèn led.

Xem thêm: Công suất đèn led của 7 đèn phổ biến – cách tính công suất đèn

3. Cách chọn nguồn led theo điện áp cho đèn led

3.1 Cấu tạo bộ nguồn đèn led

  • Nguồn đèn led hay còn gọi là driver được cấu tạo với nhiều bộ phận khác nhau.
  • Diot chỉnh lưu làm nhiệm vụ chuyển đổi dòng điện xoay chiều AC thành dòng điện 1 chiều DC.
  • Biến áp sẽ chuyển từ điện áp 110v, 220v thành điện dòng 12v, 24v, 48v, tùy theo mức quy định của từng chip led.
  • Tụ lọc sơ cấp được dùng để lọc điện áp cho đầu tạo và đảm bảo dòng điện ổn định, sau đó đưa qua tụ điện thứ cấp.
Nguồn led có nhiều mức điện áp để phù hợp với từng loại đèn led
Nguồn led có nhiều mức điện áp để phù hợp với từng loại đèn led
  • Tụ lọc thứ cấp lọc dòng điện đầu ra để đảm bảo ánh sáng ổn định, không gây chóa sáng, mỏi mắt cho người dùng.
  • Tụ lọc áp được sử dụng để phân dòng đảm bảo điện áp đầu vào ổn định.
  • Lọc nhiễu sử dụng để lọc nhiễu, đảm bảo dòng điện không bị ảnh hưởng bởi các tác động từ bên ngoài.
  • Tụ cao áp sử dụng để lọc điện áp đầu ra.

3.2 Mối quan hệ của điện áp đèn led và nguồn Driver

  • Khi điện áp thay đổi thay đổi sẽ khiến dòng điện cũng thay đổi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của đèn.
  • Do vậy, nguồn led được sử dụng để đảm bảo dòng điện luôn ổn định khi đi vào đèn.
  • Nguồn driver được dùng để chuyển đổi dòng điện phù hợp với hoạt động của đèn.
  • Nhờ vậy, đèn sẽ luôn chiếu sáng ổn định để đảm bảo độ bền và tuổi thọ của đèn.

3.3 Lưu ý khi chọn bộ nguồn cấp điện cho đèn led

Công suất của nguồn

  • Người mua cần chọn nguồn led có công suất phù hợp với công suất của đèn.
  • Thông thường, nguồn đèn nên có công suất bằng với công suất đèn thêm 20% để đảm bảo đèn hoạt động tốt nhất.
  • Trong trường hợp người mua sử dụng nhiều đèn led cũng cần nguồn led có tổng công suất phù hợp.

Led bao nhiêu vôn? Mức điện áp phù hợp

  • Khi chọn nguồn led, người mua cần chọn nguồn có dòng điện đầu ra phù hợp với thông số của chip led.
  • Nguồn led cũng phải đảm bảo chuyển đổi được điện đầu vào.
  • Thông thường, nguồn led cần có khả năng xử lý đầu AC dòng thấp (90-120VAC) hoặc nguồn điện cao AC (200-240VAC).
Chọn nguồn led đảm bảo cung cấp điện áp đèn led đạt chuẩn
Chọn nguồn led đảm bảo cung cấp điện áp đạt chuẩn

Sử dụng nguồn có thể thay đổi độ sáng

  • Khi sử dụng đèn led có thể thay đổi độ sáng, người mua chắc chắn cần sử dụng nguồn có khả năng thay đổi dòng điện.
  • Người dùng có thể sử dụng nguồn đèn PWM Dimming để điều chỉnh ánh sáng hiệu quả.
  • Nguồn có TRIAC Dimming được sử dụng cho đèn led chiếu sáng ở ánh sáng tiêu chuẩn.

Chịu được tác động từ bên ngoài

  • Nguồn led có độ bền cao cũng là yếu tố giúp đèn có tuổi thọ lớn.
  • Do vậy, người mua nên chọn nguồn led có khả năng chịu nhiệt, chống nước hiệu quả.
  • Từ đó đảm bảo nguồn luôn hoạt động ổn định, mang lại hiệu quả sử dụng cao.

4. Led bao nhiêu vôn? – Điện áp đèn led của 3 dòng đèn thông dụng

4.1 Điện áp đèn led dây

  • Hiện nay, mỗi loại đèn led dây sẽ có mức quy định khác nhau tạo nên màu sắc khác nhau cho led dây.
  • Dòng điện từ 1.4 – 1.8v sẽ có ánh sáng màu đỏ.
  • Dòng điện từ 2.2v- 2.8v sẽ có ánh sáng màu xanh, vàng.
  • Mức cường độ dòng điện mà led dây tiêu thụ dao động khoảng từ 7 – 10mA.
Đèn led dây có mức điện áp dao động từ 2.2v - 2.8v
Đèn led dây có mức điện áp dao động từ 2.2v – 2.8v

4.2 Điện áp đèn led siêu sáng

  • Thông thường, các loại đèn led siêu sáng sẽ cao hơn so với điện áp của đèn led dây.
  • Đèn led siêu sáng có cường độ dòng điện khoảng 17 – 20mA. Một số mẫu đèn led sẽ có mức cường độ dòng điện từ 35 – 50mA.
  • Công suất đèn led cao sẽ có dòng điện từ 135mA – 200mA.

Đèn led siêu sáng có quy định màu sáng theo từng mức nhất định:

  • Led siêu sáng màu đỏ, vàng: 2.2 – 2.4v
  • Đèn ánh sáng xanh các loại: 3.2 – 3.4v
  • Đèn led ánh sáng trắng: 4.0 – 4.4V.

4.3 Điện áp của đèn led nhà xưởng

  • Đèn led nhà xưởng có điện áp cao hơn so với loại đèn led âm trần, đèn led dây.
  • Đèn led nhà xưởng có dòng điện từ 100mA trở lên.
  • Đèn led nhà xưởng đa dạng công suất và kiểu dáng như: đèn led lowbay 50w, đèn nhà xưởng 250w, đèn highbay 300w,…với ánh sáng không đổi màu.
  • Thông thường, đèn led công nghiệp sử dụng nguồn Driver 12v, 24v tùy từng loại đèn cũng như công suất.

5. Cách đấu nối đèn led với nguồn led

  • Trước khi đấu nối, cần tìm hiểu thêm về các khái niệm liên quan như: công thức tính cường độ ánh sáng; cường độ ánh sáng tiêu chuẩn để tạo ra đèn led có ánh sáng phù hợp với điện áp.

5.1 Tính toán công suất để chọn nguồn đấu nối có điện áp phù hợp

  • Mỗi loại đèn led đều có mức quy định thông số khác nhau và ảnh hưởng tới màu ánh sáng đèn.
  • Người dùng cần xác định công suất của đèn led. Sau đó, lựa chọn nguồn led có công suất bằng công suất tiêu thụ đèn.

5.2 Cách đấu nối điện áp 12V cho led dây

  • Nguồn 12v sử dụng đèn led màu đỏ và đèn led màu vàng. Với mỗi đèn led có mức điện áp 2v sẽ có tổng 6 bóng đèn.
  • Người dùng chỉ cần sử dụng 5 – 6 bóng đèn mắc nối tiếp với nhau.
  • Đối với mức điện còn dư cần dùng điện trở để gánh. Điện trở giúp đảm bảo không gây nhiễu, bảo vệ nguồn điện khi dòng điện quá tải.
Sơ đồ đấu nối điện áp đèn led 12v vào led dây
Sơ đồ đấu nối đèn led dây 12V
  • Người dùng nối các chân cực âm của các bóng đèn với nhau, cực dương với cực dương.
  • Sau đó, cấp nguồn driver 12v cho bóng đèn và kiểm tra độ sáng.
  • Nếu sử dụng nguồn led, đấu nối dây điện của đèn led vào đầu ra của nguồn.
  • Dây dẫn điện được đấu nối với cực vào của nguồn điện.

Xem thêm chi tiết: Cách đấu LED nguồn 12V

Trên đây là một số những thông tin quan trọng nhất về điện áp đèn led. Đơn vị luôn mong muốn mang đến những sản phẩm đèn led chất lượng, hướng dẫn sử dụng đúng cách cho người dùng. Mọi thông tin cần tư vấn, hỏi mua đèn led hãy liên hệ ngay với mobitool.net.

Rate this post